Núi Hồng, có tên Nôm là Ngàn Hống hay là gọi theo dân gian xứ Nghệ là Rú Hống, cũng đọc là Hống, tên chữ là Hồng Sơn (núi Hồng) hay Hồng Lĩnh, nằm trên vùng đất của 3 huyện Can Lộc, Lộc Hà và Nghi Xuân. Toạ độ từ 105 41’ đến 105 55’ kinh đông và từ 18 28’ đến 18 39’ vĩ bắc. Mạch núi chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, từ nam Bến Thuỷ vào đến Bắc, Cửa Sót.
Toàn Núi Hồng, chia làm 3 nhóm núi: Nhóm Thiên Tượng và nhóm Đụn ngăn cách nhau bởi tuông Eo Bầu. Hồng Lĩnh là đợt cuối chót của sơn khối kéo dài từ Pu-lây-Leng( tây bắc Nghệ An), có kiến tạo từ 200 triệu năm trước, với độ cao 2711m ( Rào Cỏ). Hồng Lĩnh có nhiều đỉnh, tục truyền là 99 đỉnh và theo truyền thuyết Ông Đùng xếp núi thì đỉnh thứ 100 là Rú Rum (Lam Thành) ở bờ bắc sông Lam, chưa kịp dắt về để cho đủ 100 ngọn núi Hồng. Thực tế đo đạc địa lý có hơn 60 đỉnh nhô cao lên từ mấy chục mét và cao nhất là 676m. Tính từ tây bắc xuống có các đỉnh: Nam Bàn, Yên Xuân, Đà Hồng, Cột Cờ, Thiên Tượng, Mồng Già (có 2 ngọn), Bạch Tỵ, Hương Tích, Tai Voi , Mũi Rồng, Ông, Tháp Cờ, Chân Tiên ….Tại đây, xã Thịnh Lộc, nằm sát mé biển Đông, vẫn còn một dấu tích bàn chân hình 5 ngón hằn sâu vào tảng đá lớn, mà nghìn năm nay, con người Hà Tĩnh dù còn nghèo, song không bao giờ quên tôn thờ tổ tiên để lại. Nay ai đến đây, dù là nhà khảo cổ học, hay địa chất học giỏi, cũng vân khó mà giải thích ra là dấu chân người tiền sử, hay là thiên nhiên đã ban tặng cho xứ Nghệ của đất Hà Tĩnh này.
Tại dãy núi Hồng, còn có nhiều ngọn được mang tên kỳ thú do người đời Hà Tĩnh xưa đã đặt và lưu truyền đời này qua đời khác. Hiện về đây, ta sẽ thấy có 8 cửa truông – tiếng xứ Nghệ, chỉ nơi giao cắt qua núi, đi lại dễ – rất thuận tiện cho đi lại qua Hồng Lĩnh từ Tây sang Đông và từ bắc xuống nam, như truông: Cộng Khánh, Vắn (Cố Ghép)… Trong núi có nhiều hang động như: động 12 cửa, động Chẻ Hai, động Đá Hang, động Hàm Rồng… Tại các mạch nước trên cao tầng núi trãi xuống, có đến 26 khe suối chảy từ trong núi ra và ngày nay có hàng mấy chục đập nước ở chân núi Hồng Lĩnh, một số ao hồ ở lưng núi và chân núi như Bàu Tiên, Vực Nguyệt, Ao Núi Lân, Bàu Mỹ Dương. Về tài nguyên ở núi Hồng Lĩnh có rừng thông hơn 11.000 ha do Lâm trường Hồng Lĩnh quản lý. Rừng phòng hộ theo dự án 327 ngày một phủ xanh đồi trọc, cùng với rừng cây thì chim muông về theo ngày càng đông đúc hơn. Nổi tiếng của Hồng Lĩnh là bề dày của các di sản văn hoá – lịch sử, từ các di tích như: đỉnh Tháp Cờ, nơi hoàng tử, con Mai Thúc Loan xây căn cứ, Núi Lầu có hành cung của Lý Thánh Tông , Luỹ Đá của Ngô Quảng nổi lên chống Pháp và nhiều huyền thoại, truyền thuyết liên quan đến núi Hồng như: Ông Đùng xếp núi, truyền thuyết về kinh đô của Vua Hùng…. và bao nhiêu giai thoại, thần thoại khác. Hình tượng Núi Hồng là một trong những danh thắng của cả nước được khắc trên Anh Đỉnh tại Kinh thành Huế (Năm Minh Mạng Thứ 7-1836 đã khắc vào đỉnh này). Ngày nay núi Hồng Lĩnh đang được tỉnh cho khoán rừng, bà con nông dân vừa có đất cải thiện thêm cuộc sống, vừa có rừng phủ xanh, nhanh chóng. Chính vì thế mười năm nay, rừng tại núi Hồng Lĩnh đã phủ xanh hàng ngàn ha rừng ở đây. Nay ta theo đường xe ô tô lên tới , đang được làm đẹp để xứng đáng là danh sơn muôn đời của quê hương, đất nước Hà Tĩnh.
Cuối chân dãy núi Hồng Lĩnh, là soi bóng núi cao xuống dòng Sông La. Sông Lalà một phụ lưu của sông Lam, do hai nhánh là Ngàn Sâu và Ngàn Phố chảy từ núi cao của dãy Trường Sơn, đổ về. Sông Lanước chảy đôi bờ chỉ dài 12,5 km chảy qua huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.Sông La là hợp lưu của hai sông Ngàn Phố (từ Hương Sơn đồ về) và sông Ngàn Sâu (từ Hương Khê và Vũ Quang) tại bến Tam Soa (Linh Cảm, Đức Thọ). Đến lượt nó lại hợp lưu với sông Cả (từNghệ An chảy sang) tạo thành dòng sông Lam rộng lớn, nằm giữa 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.
Sông La là một dòng sông rất đẹp,và trữ tình, có phong cảnh nên thơgiữa 2 bờ của bà con Nghệ An và Hà Tĩnh chung nhau làm nên truyến thống Xô Viết từ năm 1930. Đây là sơn thủy hữu tình,nguồn cảm ứng sáng tạo cho nhiềuthi nhân và nhạc sĩvề xứ Nghệ cũng như nhiều miền quê khác về đây. Ngay như Huy Cận, nhà thơ của đất Hà Tĩnh, khi viết bài thơ nổi tiếng Tràng Giang, đã không cầm lòng được trước vẻ đẹp của Sông La – Đức Thọ – Hà Tĩnh, là quê của ông:
…Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiuĐâu tiếng làng xa vãn chợ chiềuNắng xuống, trời lên sâu chót vótSông dài, trời rộng, bến cô liêu…
Đến thăm núi Hồng Lĩnh, ta vào viếng chùa Hương Tích cổ kính. Nơi đây là một di tích văn hóa cấp Quốc gia, đã tồn tại 13 thế kỷ được con người Hà Tĩnh trân trọng, bảo tồn, phát triển. Cứ mỗi năm sau rằng tháng giêng, hay rằm tháng bảy ai đi qua xứ Nghệ mà không vào vãn cảnh chùa Hương Tích để cầu chúc cho phước, lộc trường tồn, là chưa về Hà Tĩnh. Tại chùa Hương Tích, khi ta lên viếng chùa, ta như lạc vào nhiều cảnh trí đẹp, soi bóng ra bãi biễn Đông ở phía H.Nghi Xuân.
Núi Hồng và sông La, ai đã là người Hà Tĩnh, dù đi khắp mọi phương trời vẫn không bao giờ quên được. Nơi đây, dẫu còn là xứ nghèo, song là vùng đất của lòng hiếu học, văn – võ chữ nghĩa song toàn đã kết tinh nên nhiều thiên tài và lãnh tụ cho dân tộc. Đất nghèo quê tôi, dầu ai có đi “ngái xa mô mà nỏ chộ” vẫn trong tâm niệm của người Hà Tĩnh – có Núi Hồng – Sông La tồn tại mãi muôn đời./.
Phạm Bá Nhiễu