Tin Liên Quan

Vật vã những chuyến xe sau tết

Vật vờ suốt ngày, suốt đêm tại các bến xe, trạm xăng, quán nước, lề đường bất cứ ở chỗ nào xe có thể dừng đón, khuôn mặt ai nấy đều trở nên hốc hác, mắt thâm quầng, chỉ mong bắt được một chuyến xe trở ra Hà Nội. Cảnh tượng không còn xa lạ với nhiều người từ các tỉnh lẻ lên Hà Nội học tập và lao động sau những ngày nghỉ tết.



Vé ra chưa có – ăn tết mất ngonChưa nguôi nỗi lo mua vé xe về tết, nhiều người lại phải tiếp tục đối mặt với nỗi sợ hãi với những chuyến xe sau tết. Với những người cẩn thận thì họ đã lo đặt vé ra Hà Nội từ trước tết khá lâu. Nhưng những buổi xếp hàng dài đằng đẵng để mua được một vé xe khiến nhiều người hết cả hơi. Anh Nguyễn Phúc Lợi (Cẩm Quan – tỉnh Hà Tĩnh) cho biết: “Biết kiểu gì ra năm cũng không mua được vé nên phải chịu khó xếp hàng mua vé từ trong tết. Nhưng cũng thấy chưa yên tâm, vì giờ đặt tiền, nhưng ra năm, gần ngày đi phải ra sớm lấy vé. Chỉ vì cái vé xe mà ăn tết mất ngon”.Một số khác, do không đặt được vé xe trước tết nên suốt cả mùa tết nơm nớp sợ sẽ không ra được Hà Nội đúng ngày học tập, làm việc. Bạn Trần Toại (Đại học Luật HN) thổ lộ: “Về tết không lo gì, chỉ lo mỗi vé đi ra, vì ngày đầu ra học sẽ là ngày kiểm tra học phần môn chuyên ngành, ngày mùng 6 ai cũng đổ xô đi ra, mình đành phải tính phương án “bớt một lấy hai”, ra trước một ngày cho an toàn. Thế mà đi vào hôm mùng 5 xe nào cũng chật kín người”. Cùng tâm trạng đó, bạn Trần Văn Lê (Cao đẳng Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên) nói: “Về tết mà cứ nghe ai hỏi ngày nào đi ra học là mình lại thấy lo, vì chưa có vé xe. Chấp nhận nghỉ mấy bữa chờ ngày vắng vắng khách đi ra cho khỏe, không thì khổ lắm”.Nước đến chân – đầu cũng nhảyVô tư ăn tết, không tính mua vé xe trở ra sớm, nhiều người đến ngày ra mới cuống cuồng tìm mua vé. Gọi điện khắp các nhà xe vẫn không mua được vé, anh Phan Thanh Hà (Kỳ Xuân, Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh) thở dài: Từ sáng tới tối hai vợ chồng gọi điện khắp các nhà xe mà không xe nào còn chỗ. Cứ chủ quan, như các năm trước đến ngày đi vẫn có thể đặt vé xe khách Nam – Bắc nên nghĩ năm nay cũng thế. Ai ngờ. Cả gia đình tôi đang tính phương án thuê xe taxi đi ra. Đúng là đau đầu với vé xe”.Chạy ngược chạy xuôi mua vé, chị Lê Huyền (Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) thở dài: “Năm nào cũng như thế này thì đúng là giảm thọ mất, hai vợ chồng về quê, mang theo con nhỏ mà giờ vé xe đi ra chưa có. Các ông bà cứ trách là không lo mua vé sớm, hai vợ chồng tôi hỏi khắp nơi không có vé, đầu óc nổ tung mất”. Vật vã trên những chuyến xeNước rút, nhiều người đành chấp nhận chịu cảnh nhồi nhét để ra được đúng ngày làm, trong khi chủ xe sung sướng vì được dịp “chặt chém” hành khách. Đỉnh điểm tối mùng 6, mùng 7, mùng 8 tháng giêng, hầu hết các tuyến xe ra Hà Nội đều chật ních người. Trừ các xe có uy tín, còn lại hầu hết đều nhồi nhét khách ở mức có thể. Tại bến xe Hà Tĩnh, tối ngày mùng 6, số lượng người có mặt tại bến khá đông, dù trời mưa phùn, nhưng nhiều người vẫn không bỏ cuộc, cố nài nỉ để được lên xe ngay trong đêm. Thậm chí quen chủ xe, nhưng anh Hòa (TP.Hà Tĩnh) vẫn chưa thể lên xe.Thực tế, các tuyến xe giường nằm Hà Tĩnh – Hà Nội, Vinh – Hà Nội, mặc dù đã hết vé, nhưng các nhà xe vẫn cố tình bắt khách tùy tiện và hét giá một cách tùy ý. Theo tìm hiểu, giá vé bắt ngang (giá nằm luồng) được các chủ xe, tăng lên từ 60 – 100%. Bức xúc trước thực tế giá vé đắt đỏ và không công bằng, anh Lâm Phúc Chính (Học viện Quân y – HN) nói: “Ngồi luồng mà bị chém đến 400.000 đồng/vé, trong khi những người nằm giường có 280.000 đồng/vé. Một luồng bé bé mà nhét đến hơn chục người, cả đêm ngồi vật vã, chỉ mong đến Hà Nội sớm”. Cùng chuyến xe với anh Chính, chị Lan Anh (Học viện Hành chính) sợ hãi nói: “Đêm qua là một cơn ác mộng với tôi, nằm luồng mà nửa đêm tỉnh dậy thấy người đàn ông bên cạnh quờ quạng cơ thể mình giật nảy người. Từ lúc ấy là tôi không dám nằm xuống nữa, ngồi vạ vật cho đến sáng luôn”

Lao Động

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP