Kinh tế

TH true MILK: Từ đồng cỏ xanh đến ly sữa sạch

Với tiêu chí "Sữa tươi sạch là con đường duy nhất", Tập đoàn TH đã áp dụng chu trình khép kín ứng dụng công nghệ hiện đại, chinh phục người tiêu dùng bằng dòng sữa tươi sạch hoàn toàn tự nhiên chuẩn quốc tế và những nỗ lực đóng góp vì sức khỏe cộng đồng.

Được triển khai từ tháng 10-2009 với tổng vốn đầu tư 1,2 tỉ USD, dự án "Chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tập trung quy mô công nghiệp công nghệ cao" của Tập đoàn TH tới nay đã vận hành cụm trang trại (gồm 9 trại) tại Nghĩa Đàn, trang trại tại Phú Yên, trang trại tại Thanh Hóa tổng đàn bò sữa tiệm cận 70.000 con.

Với tiêu chí “Sữa tươi sạch là con đường duy nhất,” Tập đoàn TH đã áp dụng một quy trình sản xuất khép kín "Từ đồng cỏ xanh đến ly sữa sạch”, ứng dụng công nghệ hiện đại, tự động hóa, công nghệ đầu cuối của thế giới, công nghệ 4.0 một cách mẫu mực trong sản xuất nông nghiệp và chế biến để cho ra đời dòng sữa tươi sạch TH true MILK đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế, mát lành, từ đồng đất Việt Nam.

Quy trình 12 bước từ đồng cỏ đến ly sữa - TH true MILK

Từ dòng chảy xanh đến cánh đồng xanh

Trang trại chăn nuôi bò sữa tập trung của Tập đoàn TH nằm nằm ở vùng hạ lưu sông Sào, trên cao nguyên Phủ Quỳ xứ Nghệ, nơi đang nuôi dưỡng gần 70 nghìn con bò sữa. Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và đặc biệt với một tập đoàn sản xuất sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khoa học công nghệ và khoa học quản trị đan xen như TH thì nguồn nước có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Chính vì vậy, tập đoàn TH đã lựa chọn vị trí ngay tại phía Nam của hồ sông Sào để xây dựng các trang trại và nhà máy. Con sông hiền hòa trở thành mạch nguồn tự nhiên khởi sinh, nuôi dưỡng và tạo nên sức sống mới cho vùng đất miền Tây xứ Nghệ.

Toàn cảnh trang trại trên cao gần hồ sông Sào

Vào thời điểm đầu của dự án, để có được nguồn nước sạch lên đến hàng nghìn m3 mỗi ngày cung cấp cho đàn bò, trang trại TH lựa chọn phương án mua nước tại nhà máy nước Thái Hòa, nơi duy nhất cung cấp nguồn nước sinh hoạt đủ tiêu chuẩn tại Nghĩa Đàn thời điểm đó. Tức là doanh nghiệp đã chấp nhận tốn thêm nhiều chi phí, mua nước sinh hoạt để sử dụng trong chăn nuôi bò sữa với mục đích đảm bảo sức khỏe đàn bò, để các cô bò cho dòng sữa tươi tốt nhất, góp phần đưa chất lượng sản phẩm cuối cùng của doanh nghiệp ra thị trường đạt chuẩn quốc tế, và vì sức khỏe cộng đồng.

Năm 2011, nhà máy xử lý nước sinh hoạt đầu tiên của Tập đoàn hoàn thành và đưa vào vận hành, đã giúp TH tự chủ được nguồn nước trong sản xuất. Theo Ông Phạm Vinh Sơn (Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ phân bón xanh - mắt xích quan trọng trong chuỗi sản xuất xanh, tuần hoàn và bảo vệ môi trường của Tập đoàn TH) cho biết: "Toàn bộ nước đều được lấy lên từ hồ sông Sào và xử lý với tiêu chuẩn nước sinh hoạt QCVN 01 - 2009/BYT của Bộ Y tế. Hiện tại, tập đoàn TH đang sở hữu 3 nhà máy nước sinh hoạt với tổng công suất 14.500 m3/ngày đêm. Các nhà máy được sử dụng công nghệ của Amiad - Israel, đây là công nghệ xử lý nước sinh hoạt hiện đại hàng đầu thế giới hiện nay, tự động 100%".

Nước hồ Sông Sào sau khi lọc với công nghệ Amiad có thể đạt chất lượng uống trực tiếp. Tại nhà máy lọc nước luôn có đội ngũ kỹ sư túc trực đảm bảo hệ thống máy móc vận hành theo đúng quy trình.

Trong các hạng mục của cụm Trang trại bò sữa TH đạt kỷ lục thế giới có cánh đồng trồng cỏ Mombasa - một trong những nguyên liệu thô xanh cho đàn bò sữa - với diện tích lên tới 2.300 ha và nhiều cánh đồng khác trồng các loại ngô, cao lương, hướng dương... Không bao lâu sau khi TH xây dựng “thủ phủ bò sữa” tại đây, vùng đất khắc nghiệt ở huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An đã được phủ xanh bằng những cánh đồng hoa hướng dương, đồng cỏ, cao lương bạt ngàn của trang trại TH.

Trên các cánh đồng cỏ rộng lớn, TH sử dụng hệ thống máy móc canh tác hiện đại cho mọi khâu của quy trình canh tác, từ làm đất, gieo hạt tới thu hoạch. Trong số đó, có những máy thu hoạch cỡ lớn có năng suất làm việc bằng 800 người làm thủ công.

Công việc phun tưới mà lẽ ra phải cần đến sức lao động của cả trăm người giờ đây chỉ có một cánh tay tưới nhiều khớp, có thể nối dài đến 550m đảm trách toàn bộ. - Ảnh: TH cung cấp

Thu hoạch ngô bằng hệ thống máy cắt hiện đại. Những chiếc xe cắt ngô, cỏ hay hướng dương nhìn tưởng đơn giản, nhưng có giá tới 700.000 USD/chiếc. Mỗi phút, chiếc máy có thể thu hoạch, cắt ngô, cỏ thành, dài, ngắn tùy theo yêu cầu tới… 1 tấn cỏ; tương đương năng suất thu hoạch, cắt, băm tới 500 tấn/ngày.

Cánh đồng hoa hướng dương rộng hơn 100ha không chỉ là nơi cung cấp nguồn thức ăn bổ dưỡng cho bò sữa mà còn mang tới một nét quyến rũ đặc trưng cho du lịch Nghệ An nhiều năm nay.

Nhà máy xử lý phân và chất thải: Không mùi, công nghệ hàng đầu thế giới

Thực hiện kinh tế tuần hoàn, tại các trang trại của Tập đoàn TH, “mọi phế phẩm đầu ra của công đoạn này đều là đầu vào của công đoạn khác”. Phụ phẩm trong quá trình chăn nuôi, sản xuất được xem là nguồn tài nguyên tái tạo, chứ không phải là chất thải. Nguồn nguyên liệu này đã trở thành đầu vào quan trọng, kéo dài chuỗi giá trị gia tăng trong nông nghiệp tại trang trại TH.

Hoạt động này có thể thấy khá rõ nét trong quá trình xử lý chất thải trong trang trại của Tập đoàn TH. Chất thải từ quá trình chăn nuôi sau khi được xử lí đạt chuẩn trở thành chất đệm sinh học phục vụ trang trại và phân bón hữu cơ tự nhiên chất lượng cao, dễ phân hủy, giàu dưỡng chất, giúp cải tạo đất, cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng. Nước thải từ quá trình chăn nuôi cũng được xử lí bằng công nghệ hiện đại, tiên tiến và hoàn trả về tự nhiên theo tiêu chuẩn quốc gia.

Ước tính có ít nhất 12 bước để xử lý chất thải. Ông Phạm Vinh Sơn cho biết: “Đầu tiên, nguồn thải của trang trại bao gồm chất thải lỏng và chất thải rắn được tập trung về bằng hệ thống ống kín, sau đó được tách ra để xử lý. Chúng tôi có công nghệ được đánh giá là tiên tiến nhất bây giờ ví dụ như công nghệ tái tạo nềên chuồng nhanh. Phương pháp này sẽ tuần hoàn lại phần xơ bã chưa phân hủy hết trong quá trình chăn nuôi để đưa vào làm chất đổ nền chuồng. Đây chính là kinh tế xanh trong nông nghiệp mà thế giới hướng đến.”

Chất thải, phụ phẩm trong quá trình chăn nuôi được được xem là nguồn tài nguyên tái tạo, chứ không phải là chất thải. Nguồn nguyên liệu này đã trở thành đầu vào quan trọng, kéo dài chuỗi giá trị gia tăng trong nông nghiệp tại trang trại TH.

Cỗ máy khổng lồ trị giá hơn 10 tỷ đồng này cho đến nay vẫn là duy nhất tại Việt Nam, dùng để trộn phân bón. TH đã nhập khẩu máy này từ 10 năm trước, song đến nay nó vẫn “chưa có đối thủ” - vẫn là chiếc máy có công suất đảo trộn nguyên liệu hữu cơ lớn nhất tại Việt Nam - 52 tấn/phút.

Công nghệ này không chỉ rút ngắn thời gian phân hủy của chất thải hữu cơ mà còn không phát sinh mùi, đồng thời không phát sinh các vi sinh vật có hại. Nhờ quy trình này, TH đã giảm thiểu được từ 60 – 70% phát thải khí metan so với các cái biện pháp thông thường. Các chuyên gia đánh giá, TH là đơn vị tiên phong ứng dụng công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi này, thậm chí trong vòng 1 đến 2 thập kỷ nữa vẫn sẽ duy trì được vị thế đầu ngành.

Phân bón hữu cơ là thành phẩm của quá trình xử lý chất thải, chủ yếu được quay trở lại đồng ruộng của TH,cung cấp cho các hộ dân trồng ngô và cũng số ít được bán ra thị trường.

"Khu nhà bếp 5 sao” phục vụ đàn bò sữa của trang trại TH

Trung tâm thức ăn số 2, một trong hai trung tâm thức ăn phục vụ cho toàn bộ trang trại bò sữa của TH ở Nghĩa Đàn (Nghệ An) được mệnh danh là “khu nhà bếp 5 sao.” Tại đây các loại thức ăn thô xanh nguyên liệu như ngô, cỏ, cao lương, hướng dương tươi, sạch sau khi được thu hoạch sẽ tập kết để chế biến ra những món ăn khoái khẩu đầy dinh dưỡng cho hơn 70.000 con bò sữa của TH true MILK.

Bà Vy Thu Hằng, Giám đốc Thức ăn và Dinh dưỡng, cho biết mỗi hố ủ chua chứa được khoảng 6.000 tấn. Trung tâm thức ăn có tới 30 hố ủ lớn như thế, chưa tính các hố diện tích nhỏ hơn. Để phục vụ cho đàn bò sữa quy mô lớn này, mỗi ngày hai nhà máy phải sản xuất và phối trộn khoảng 2.000 tấn thức ăn, toàn bộ thực hiện bằng máy móc hiện đại và điều khiển thông qua hệ thống máy vi tính.

Bộ phận dinh dưỡng kiểm soát gần như tuyệt đối an toàn ngay từ khâu canh tác cỏ và thức ăn thô xanh ngoài cánh đồng. Thức ăn về đến trung tâm lại được phân tích chất lượng. Từ thức ăn thô xanh đến thức ăn hỗn hợp đều được phân tích, kiểm tra kỹ lưỡng bằng các công nghệ tiêu chuẩn châu Âu.

Mỗi ngày sẽ có 100 mẻ thức ăn với sản lượng 10 tấn/mẻ, cung cấp cho các trang trại bò. Thức ăn sau khi trộn với các tỷ lệ do máy tính tự đong đếm sẽ được xe chuyên dụng chở đến cung cấp cho từng trang trại. (Ảnh: TH cung cấp)

Riêng khâu phân tích chất lượng, lên công thức và khẩu phần, hiện nay TH đã chủ động hoàn toàn. Thay vì phải gửi mẫu thức ăn đến các phòng thí nghiệm bên ngoài để nghiên cứu, phân tích như trước đây, hiện TH đã sở hữu phòng Lab Dairy One. (Ảnh: TH cung cấp). .

Công đoạn ủ chua ngô sinh khối tại Trung tâm Thức ăn và Dinh dưỡng TH (Ảnh: TH cung cấp).

Ông Craig Tanner, chuyên gia thú y quốc tế của Totally Vets, là người quản lý quy trình chăm sóc sức khỏe cho đàn bò sữa TH. Ông cho biết, sSức khỏe của những cô bò sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng và năng suất sữa. Tại trang trại luôn có đội ngũ bác sĩ thú y làm việc tận tâm. Nhiệm vụ của họ là thường xuyên kiểm tra để phát hiện và phòng ngừa bệnh cho từng con bò. Những trường hợp cần được điều trị tại chỗ thì thường ở mức độ nhẹ. Nhưng với những con bò bị bệnh nặng thì phải đưa vào “bệnh viện bò sữa”, tại đây có đội ngũ nhân viên và cơ sở vật chất chuyên biệt cung cấp sự chăm sóc và điều trị chuyên sâu.

Chúng tôi có thể nhận biết một con bò hạnh phúc, khỏe mạnh. Thật tuyệt vời khi được chứng kiến điều đó. Không chỉ chăm sóc về thể chất, chúng tôi còn quan tâm đến cảm xúc của từng cá thể bò. Chúng không thể nói được ngôn ngữ như chúng ta nhưng lại có những ký hiệu riêng thay cho lời nói”, ông Craig chia sẻ.

Hiện tại, trang trại bò sữa hữu cơ TH là trang trại đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam thực hiện chuyển đổi đàn gia súc sang chăn nuôi hữu cơ trên chính đồng đất của Việt Nam. Quy trình chăn nuôi tại đây được áp dụng theo các quy chuẩn hữu cơ khắt khe của Việt Nam và châu Âu (được đánh giá bởi bên thứ 3 là Control Union (1 lần/năm) và QUACERT (1 lần/năm). Đàn bò sữa hữu cơ TH được nuôi theo chuẩn organic "4 không - 1 tốt” của châu Âu, đảm bảo không có tồn dư thuốc bảo vệ thực vật và phân bón tổng hợp, không hormone tăng trưởng, không chất kháng sinh, không có thành phần biến đổi.

Đàn bò sữa hữu cơ của trang trại của Tập đoàn TH được nuôi theo chuẩn organic "4 không - 1 tốt” của châu Âu.

Cỏ và các cây trồng làm thức ăn cho bò không sử dụng giống cây biến đổi gen, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, không dùng phân bón hoá học trong 3 năm.

Quy trình vắt sữa “kín hoàn hảo”

Từ bầu vú bò đã được sát trùng đủ lâu theo quy chuẩn, sữa tươi nguyên liệu của TH true MILK chỉ mất vài chục giây chảy qua một đường ống inox dài 2 mét nối từ cốc đong sữa để tới được bồn gom lạnh 2-4 độ C. Trong thời gian chưa đầy một phút đó, sữa tươi không hề tiếp xúc với không khí mà ngay lập tức được làm lạnh. Toàn bộ quy trình vắt sữa của TH true MILK có thể nói là “không hở giây nào”, sữa hoàn toàn không tiếp xúc với không khí một tích tắc nào. Quy trình vắt sữa này là một trong những yếu tố quan trọng tiên quyết và trực tiếp quyết định độ Sạch của sữa tươi sạch TH true MILK.

Công nghệ vắt sữa dạng kín, không cho sữa tiếp xúc với không khí là yếu tố quan trọng kiểm soát chất lượng sữa. Đây là điều khác biệt lớn giữa mô hình chăn nuôi công nghiệp và chăn nuôi bò sữa nông hộ. Hiện năng suất sữa trung bình của mỗi cô bò tại TH là khoảng 35 lít sữa/ngày (chia ra nhiều lần vắt); cá biệt có cô bò có thể cho đến 60 lít sữa/ngày. Mùa đông là mùa có năng suất sữa cao hơn so với mùa hè.

Theo quy trình, 120 con bò vừa yên vị vào vị trí vắt sữa, đồng thời 120 máy vắt sữa sẽ chạy cùng một lúc. Trước khi vào vị trí vắt, bò được tập kết một chỗ, được tắm mát bằng dàn nước phun tự động từ trên trần trại, lại được phun sương cho mát (nếu là mùa nóng) và được thư giãn trong tiếng nhạc cổ điển, trầm ấm. Khi bò vào vị trí vắt, vú bò được sát trùng rồi được lau nhẹ nhàng bằng khăn sạch dùng một lần, tiếp đó được gắn cốc vắt sữa. Cứ được 200ml sữa thì van tự động sẽ mở để sữa chảy vào bồn gom lạnh. Chỉ cần 6-8 công nhân làm việc cho mỗi ca vắt tự động cho hàng trăm bò sữa một cách nhẹ nhàng như vậy.

Ông Gilad - Giám đốc Kỹ thuật Công ty cổ phần Thực phẩm Sữa TH - tiết lộ: “Quy trình vắt sữa của TH luôn yêu cầu sát trùng bầu vú bò trước khi vắt cũng như luôn đảm bảo bò được thoải mái trước khi vào dàn vắt và trong khi đang ở dàn vắt. Nhờ hệ thống máy móc tự động và các cảm biến đặc biệt, chúng tôi có thể kiểm soát được chất lượng từng giọt sữa ngay từ khi vừa vắt, từ đó đảm bảo cho ra dòng sữa tinh khiết, an toàn cho người tiêu dùng”.

Nhà máy xanh chế biến sữa tươi sạch

Nhà máy chế biến sữa tươi sạch TH của tập đoàn TH nằm ngay trên đường mòn Hồ Chí Minh tại địa phận huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An. Đây là vị trí giao thông thuận lợi giúp vận chuyển sản phẩm của TH đi khắp cả nước đồng đều và nhanh chóng nhất. Nhà máy được thiết kế với công suất lên đến 500 triệu lít sữa/năm, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển ngành chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa sạch quy mô lớn tại Việt Nam.

Nhà máy có diện tích xây dựng lên tới 5,2 hecta được khánh thành vào tháng 7/2013. Nhà máy chế biến sữa tươi sạch TH có nhiệm vụ chính là chế biến và đóng gói cho ra các dòng sản phẩm sữa tươi sạch làm từ nguyên liệu của trang trại bò sữa TH ở cùng khu vực Nghĩa Đàn

Sữa bò sau khi vắt được chuyển theo hệ thống ống lạnh tự động, rồi chảy qua bồn trung gian và bộ phận lọc đặc biệt để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất. Sữa sẽ qua hệ thống chiller làm lạnh xuống dưới 4 độ C sau đó chuyển qua xe bồn lạnh tới nhà máy chế biến. Độ lạnh luôn duy trì ở mức 2-4 độ C đảm bảo sữa tươi được bảo quản trong môi trường tốt nhất và hạn chế tối đa sự xâm nhập của các vi khuẩn có hại trong không khí. Nhờ ứng dụng công nghệ cao, tự động hóa, sản phẩm của tập đoàn TH có thể giữ được dưỡng chất và hương vị tự nhiên trong thời hạn sử dụng của sản phẩm mà không dùng chất bảo quản, tốt hơn cho sức khỏe người tiêu dùng.

Quy trình đóng gói sản phẩm được thực hiện nghiêm ngặt nhằm đảm bảo chất lượng sữa tốt nhất, mẫu mã đảm bảo chất lượng nhất tới tay người tiêu dùng. Sữa sau khi được đóng gói sẽ chạy qua một dây chuyền. Tại đây, máy móc sẽ tự động nhận dạng và loại bỏ những sản phẩm không đúng tiêu chuẩn như vỏ méo, nắp chưa khít hoặc nhãn mác lệch.

Khu vực nhà kho Mega 2 nằm trong khuôn viên Nhà máy sữa, có diện tích lên đến 8.500m2, có sức chứa 11.197 vị trí pallet. Kho được đầu tư với chất lượng xây dựng cao, ứng dụng những công nghệ tiên tiến của thế giới, giảm thiểu những rủi ro trong vận hành, tối ưu hóa hiệu quả, với tiêu chí giao hàng nhanh nhất, chính xác nhất đến các điểm cuối trong kế hoạch vận hành.

Toàn bộ quy trình vận hành của Nhà máy sữa tươi sạch TH true MILK đều thực hiện bằng hệ thống máy móc kỹ thuật hiện đại, giảm tối đa việc sử dụng lao động chân tay

Những thùng sản phẩm hoàn thiện, chuẩn bị được xuất ra thị trường.

Tư duy “Trân quý Mẹ Thiên nhiên” gắn với các mục tiêu phát triển bền vững là kim chỉ nam cho mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh của Tập đoàn trong đó có Nhà máy sữa. Để “xanh hóa” quy trình sản xuất của mình, Nhà máy đã thực hiện nhiều biện pháp, như lắp đặt pin năng lượng mặt trời, giảm khối lượng nhựa sử dụng trên bao bì sản phẩm, thay thế đốt lò hơi bằng nhiên liệu hóa thạch (dầu FO) sang sử dụng nhiên liệu sinh khối với lò biomass. Nhiên liệu sinh khối không những có chi phí rẻ hơn mà khói thải của nhà máy hiện đã còn trở nên “sạch hơn khói bếp”, hầu như không chứa bụi, an toàn hơn rất nhiều.

Ông Cao Minh Hòa, Giám đốc Kỹ thuật Nhà máy cho biết, với nhiều giải pháp quyết liệt và đồng bộ, lượng phát thải khí nhà kính tại Nhà máy giảm mạnh theo từng năm. Riêng năm 2022, phát thải khí nhà kính giảm xuống còn 0,103kg CO2/đơn vị sản phẩm - mức thấp vượt trội so với các nhà máy sữa ở Việt Nam và Đông Nam Á.

Tính chung đến nay, với cam kết đi đôi với hành động hướng tới Net Zero, các nhà máy của TH đã có nhiều sáng kiến giúp giảm đến 85% phát thải khí nhà kính so với trước đây, đồng thời bớt hàng ngàn tấn nhựa mỗi năm.

Ảnh minh họa: Điện mặt trời.

“Giải thưởng Hành động vì cộng đồng - Human Act Prize” do Báo Nhân Dân chỉ đạo tổ chức, với sự tham gia đồng hành của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ, cùng sự phối hợp tổ chức của Công ty Cổ phần VCCorp và nhà tài trợ Kim cương Bắc Á Bank. Giải thưởng nhằm tôn vinh các cá nhân, tổ chức có những đóng góp tích cực cho xã hội thông qua những sáng kiến, dự án cộng đồng uy tín, mang lại hiệu quả lâu dài và bền vững.

Không chỉ tôn vinh và lan tỏa, Giải thưởng Hành động vì cộng đồng - Human Act Prize còn ra đời với mục tiêu đồng hành, định hướng và kết nối mọi cá nhân và tập thể đã, đang và sẽ mang trên vai trách nhiệm vì cộng đồng trong hành trình của họ.

Trong khuôn khổ vòng chung kết của Giải thưởng, Triển lãm Hành động vì cộng đồng 2023 sẽ được diễn ra từ ngày 24/11 - 3/12 Tại Văn Miếu Quốc Tử Giám - Hà Nội, và Gala trao giải sẽ được diễn ra vào 11/12 tại Nhà hát Hồ Gươm - Hà Nội.

Rất mong nhận được sự quan tâm và ủng hộ của cộng đồng!

Website chính thức: https://humanactprize.org

Fanpage: https://www.facebook.com/HumanActPrize

Tác giả: Việt Linh

Nguồn tin: doisongphapluat.nguoiduatin.vn

  Từ khóa: TH true MILK , tập đoàn TH

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP