Hà Tĩnh: Phát hiện cơ sở chế biến ‘chui’ mỡ bò không đảm bảo vệ sinh
Khi Đội Cảnh sát kinh tế kiểm tra thì chủ cơ sở không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, và có trên 5 tạ mỡ bò thành phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Hà Tĩnh: Phát hiện cơ sở chế biến ‘chui’ mỡ bò không đảm bảo vệ sinh
Khi Đội Cảnh sát kinh tế kiểm tra thì chủ cơ sở không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, và có trên 5 tạ mỡ bò thành phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Cơ sở sản xuất bánh bông lan không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, khu vực sản xuất cạnh nhà vệ sinh, tem nhãn không phù hợp và không có ngày sản xuất vừa bị lực lượng chức năng phát hiện. Đơn vị này đã bị đề nghị tạm dừng sản xuất để khắc phục.
Trao đổi với PV chiều 31/10, ông Phạm Ngọc Anh, Trưởng phòng Giáo dục & Đào tạo quận Cầu Giấy, Hà Nội cho biết, Tổ công tác của Phòng đã phối hợp kiểm tra và có kết luận xác minh nội dung bữa ăn bán trú tại Trường tiểu học Nam Trung Yên.
Chuyện ăn bán trú của con luôn là chủ đề được nhiều mẹ quan tâm, bởi nó ảnh hưởng tới sức khỏe của con hằng ngày. Hiện nay nhiều trường tổ chức ăn bán trú trên địa bàn Hà Nội không nhập thực phẩm và thuê người nấu ăn tại trường nữa, mà thuê hẳn một đơn vị bên ngoài cung cấp luôn suất ăn cho các con.
Theo báo cáo từ ngành Y tế, từ đầu năm 2017 đến nay, tức là gần 10 tháng, thành phố Hà Nội đã ghi nhận 36 bệnh nhân bị ngộ độc Methanol. Trong đó, có 8 bệnh nhân tử vong và 5 trường hợp ngộ độc do sử dụng cồn y tế.
Lợi dụng lợi dụng nhiệm vụ được giao, Lê đã lập hồ sơ, chứng từ giả để chiếm đoạt phần chênh lệch giữa số tiền đã thu của khách hàng và số tiền nộp tại chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TPHCM.
Trong thời gian qua, công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) trên địa bàn huyện Lộc Hà luôn được chính quyền và ngành chức năng quan tâm. Công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý thường xuyên được thực hiện, công tác tuyên truyền giáo dục kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm đi đôi với kiểm tra giám sát hoạt động lĩnh vực bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm được tăng cường.
Từ đầu năm đến nay, Ban chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm huyện Hương khê đã tổ chức 3 đợt thanh kiểm tra chuyên đề; phối hợp với đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh kiểm tra 2 đợt và chỉ đạo 22 xã, thị trấn triển khai thanh kiểm tra công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn toàn huyện.
Tết Trung thu đang tới gần, thị trường các loại bánh, kẹo, đặc biệt là bánh trung thu trên địa bàn Hà Tĩnh đã bắt đầu nhộn nhịp phục vụ nhu cầu của người dân. Chính vì vậy việc bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) các mặt hàng này đang là vấn đề quan tâm đối với người tiêu dùng cũng như cơ quan chức năng Hà Tĩnh.
Qua kiểm tra, đoàn đã phát hiện 09 cơ sở vi phạm VSATTP, chủ yếu các lỗi: Kinh doanh thực phẩm măng tươi nhuộm chất vàng Ô; kinh doanh chân gà hết thời hạn sử dụng; không thực hiện tập huấn kiến thức ATTP/xác nhận kiến thức ATTP và khám sức khỏe định kỳ cho chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất kinh doanh; không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP; nhân viên không mặc trang phục bảo hộ lao động khi sản xuất, chế biến thực phẩm; không thực hiện lưu mẫu thực phẩm; không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm. Đoàn đã tiến hành lập biên bản xử phạt hành chính, với số tiền gần 43.350.000 đồng. Đồng thời, đoàn đã buộc các cơ sở tiêu hủy thực phẩm không đảm bảo an toàn như: 128 kg măng tươi chứa chất vàng ô; 15 kg chân gà đông lạnh quá hạn sử dụng.
Chi cục Thú y TP HCM ngày 5/5 đã có kết quả xét nghiệm lô sản phẩm động vật của ông Nguyễn Văn Suốt (quận 5). Theo đó, toàn bộ số thực phẩm trong cửa hàng nằm gần chợ Hòa Bình đều bị nhiễm khuẩn.
Từ đầu năm 2015 đến nay, Ban chỉ đạo ATTP thị xã đã chủ động xây dựng các kế hoạch kiểm tra VSATTP như: đảm bảo VSATTP tết Nguyên đán Ất Mùi, tháng hành động vì chất lượng VSATTP, đảm bảo VSATTP Tết Trung thu, các dịp lễ hội,… Phối hợp với đoàn kiểm tra liên ngành VSATTP tỉnh theo dõi và chỉ đạo tuyến xã, phường kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn. Qua kiểm tra đã xử phạt 43 cơ sở vi phạm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Nhằm đảm bảo công tác Vệ sinh an toàn thực phẩm(VSATTP) trong dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi, Trong 2 ngày 2 và 3/2, đoàn kiểm tra liên ngành VSATTP tỉnh đã tiến hành kiểm tra VSATTP tại 21 cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên, Hương Khê và Kỳ Anh.
Các lỗi vi phạm chủ yếu là: không đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường nơi chế biên thực phẩm, không lưu mẫu thực phẩm, thực phẩm chín để lẫn với thực phẩm sống, giấy khám sức khỏe định kỳ và giấy chứng nhận tập huấn kiến thức VSATTP cho nhân viên quá hạn theo quy định…
Hiện nay loại hình dich vụ thức ăn đường phố phát triển một cách đa dạng. Lợi ích của thức ăn đường phố là thuận tiện cho người tiêu dùng, giá rẻ, chủng loại thức ăn đa dạng, đáp ứng nhu cầu ăn nhanh, uống nhanh, tiết kiệm thời gian cho người tiêu dùng, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, thức ăn đường phố tiềm ẩn nhiều nguy cơ cao về chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm như: không đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất, nguồn nguyên liệu không được lựa chọn kỹ, nơi bán hàng là khu công cộng dễ ô nhiễm có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng, ảnh hưởng đến an sinh xã hội, môi trường, mỹ quan đô thị. Lễ phát động tháng hành động năm 2014 với chủ đề “An toàn thực phẩm thức ăn đường phố” nhằm tạo sự quan tâm của xã hội đối với công tác đảm bảo VSATTP. Qua đây, sử dụng hình ảnh để tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về chất lượng VSATTP; tiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, ban ngành, chính quyền các cấp trong việc kiểm tra, giam sát việc thực hiện các quy định về an toàn thực phẩm.
Các lỗi vi phạm chủ yếu là nơi bảo quản, chế biến thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, không thực hiện qúa trình lưu mẫu thực phẩm hàng ngày; sử dụng bao gói đựng thực phẩm không đúng quy định, không khám sức khỏe, tập huấn về ATVSTP….