Trao tiền hỗ trợ thân nhân liệt sĩ Gạc Ma
Sáng 9-4, tại TP Đà Nẵng và TP Vinh, đại diện báo Tuổi Trẻ đã gặp mặt và trao tiền hỗ trợ từ bạn đọc cho thân nhân liệt sĩ hi sinh tại đảo Gạc Ma của hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và TP Đà Nẵng.
Trao tiền hỗ trợ thân nhân liệt sĩ Gạc Ma
Sáng 9-4, tại TP Đà Nẵng và TP Vinh, đại diện báo Tuổi Trẻ đã gặp mặt và trao tiền hỗ trợ từ bạn đọc cho thân nhân liệt sĩ hi sinh tại đảo Gạc Ma của hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và TP Đà Nẵng.
Tiết trời Đà Nẵng những ngày giữa tháng 3 u ám. Đứng lặng trước hiên nhà nhìn hoàng hôn, mẹ Lê Thị Muội (84 tuổi) lại nhớ về người con trai Phan Văn Sự hy sinh ngày 14/3/1988 ở Gạc Ma. “28 năm đằng đẵng, năm nay có đồng đội của Sự về thăm, mẹ cũng yên lòng được phần nào”, mẹ Muội nói.
Đúng ngày 14/3 cách đây 28 năm, Trung Quốc cho tàu hộ vệ tên lửa và binh lính tấn công, xâm chiếm cụm đá Gạc Ma – Cô Lin – Len Đao (quần đảo Trường Sa), bắn chìm 2 tàu vận tải HQ 604, HQ 605, thảm sát 64 chiến sĩ, chiếm trái phép bãi đá Gạc Ma của Việt Nam.
“Nhập ngũ được 6 tháng, nó được đơn vị cho về phép. Nó thủ thỉ với mẹ, con sắp lên đường ra đảo. Thấy mẹ buồn, lo lắng, nó vỗ vai an ủi, con đi chuyến này về học tiếp. Thế mà nó đi mãi không về. Đó cũng là bữa cơm cuối cùng út Cường được ăn cùng gia đình, cũng là lần cuối cùng nó được lội ruộng bắt cá rô đồng…”.
Từ tháng 3/1988, Trung Quốc đã biến đá Gạc Ma với vị trí chiến lược trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam thành “bệ phóng” để thực hiện âm mưu độc chiếm Biển Đông.
Anh Lê Hữu Thảo, cựu binh sống sót ở sự kiện Gạc Ma chia sẻ: đây là niềm vui lớn của cuộc đời anh. Anh muốn báo thông tin này cho bạn bè như một lời tri ân. Bấy lâu nay, bạn bè, cộng đồng và người dân đã rất quan tâm chia sẻ với anh, động viên anh.
“Việc tìm kiếm và tìm cách giúp đỡ các gia đình liệt sỹ và cựu chiến binh giúp tôi có được sự bình yên, an ủi trong cuộc sống. Tôi cảm thấy an lòng khi đã phần nào thực hiện được nguyện vọng và bổn phận của mình – của một người còn sống đối với những người đã hi sinh. Đây là những mục đích và động lực để tôi vượt qua được những thử thách và khó khăn trên hành trình kiếm tìm đồng đội”, anh hùng Lê Hữu Thảo – cựu binh trong trận hải chiến lịch sử (ngày 14.3.1988, Trường Sa, sự kiện này còn được biết đến với tên gọi CQ-88), sống ở Hà Tĩnh tâm sự.
27 năm sau sự kiện ngày 14.3.1988 khiến 64 đồng đội của mình ngã xuống trong trận chiến Gạc Ma (Trường Sa), cựu binh Lê Hữu Thảo (Phường Thạch Linh, Thành phố Hà Tĩnh) vẫn không nguôi day dứt, xúc động mỗi khi nhắc đến sự kiện lịch sử này. Dù đối mặt với nhiều khó khăn, nhưng anh đã và đang tiếp tục hành trình đi tìm thân nhân liệt sỹ và đồng đội của mình trên chuyến tàu định mệnh. Đó như một “liều thuốc” giúp anh tìm bình yên trong cuộc sống, báo đáp nghĩa tình đồng đội sau trận hải chiến năm ấy.
HỒ VĂN/ Tuổi Trẻ
Cựu binh Lê Hữu Thảo hiện đang sống cùng gia đình tại xã Hương Thủy, huyện Hương Khê , tỉnh Hà Tĩnh. Anh Thảo nhập ngũ tháng 2/1986, cấp bậc: trung sĩ; chức vụ: tiểu đội trưởng thuộc Trung đội tác chiến phòng tham mưu, Lữ đoàn 146 Quân chủng Hải quân Việt Nam.
Trung Quốc tăng cường hiện diện quân sự tại Biển Đông
Hơn 25 năm kể từ khi người con trai yêu quý ngã xuống trong trận chiến Gạc Ma, người mẹ nghèo ở Vượng Lộc, Can Lộc (Hà Tĩnh) vẫn mong mỏi có một lần được đi thắp hương cho con.
Trung Quốc có lẽ không nhiều tiền nuôi giàn khoan 981 và “hạm đội” hơn 100 tàu hộ tống mãi được, chỉ e khi họ rút rồi thì đã có 1 hay 2 đảo nổi đã đắp xong.