Căn cứ Công văn số 11838/QLD-MP ngày 7/11/2022 của Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế về việc đình chỉ lưu hành, thu hồi mỹ phẩm không đáp ứng quy định về ghi nhãn, Sở Y tế thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc 4 lô sản phẩm mỹ phẩm:
Kem trắng da toàn thân (Nhãn hàng: HT Gold) (Số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm: 167/19/CBMP-CT cấp ngày 15/8/2019), số lô: 001, NSX: 01/9/2022, HSD: 01/9/2024.
Kem chống nắng-bảo vệ da Intensive UV Sunblock Cream (Nhãn hàng: Linh Chi Vàng) (Số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm: 041/22/CBMP-CT cấp ngày 25/4/2022), số lô: 001, NSX: 01/9/2022, HSD: 01/9/2025.
Serum chấm mụn hết mụn (Nhãn hàng: Linh Chi Vàng) (Số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm: 064/22/CBMP-CT cấp ngày 17/6/2022), số lô: 039, NSX: 01/9/2022, HSD: 01/9/2024.
Serum chấm mụn Linh Chi Vàng bị Sở Y tế Hà Tĩnh thu hồi do kém chất lượng |
Kem nám - tàn nhang - đồi mồi (Nhãn hàng: Linh Chi Vàng) (Số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm: 065/22/CBMP-CT cấp ngày 17/6/2022), số lô: 0080, NSX: 01/09/2022.
Công ty TNHH một thành viên sản xuất thương mại Nguyễn Hoàng Na (Địa chỉ: 2/79B Mậu Thân, phường An Hòa, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) sản xuất và chịu trách nhiệm đưa các sản phẩm trên ra thị trường.
Lý do thu hồi Sở Y tế ra thông báo được cho là các lô mỹ phẩm không đáp ứng quy định về ghi nhãn.
Để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, đảm bảo chất lượng sản phẩm mỹ phẩm và chỉ lưu thông các sản phẩm mỹ phẩm đáp ứng các quy định hiện hành của pháp luật, Sở Y tế đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố thông báo cho các nhà thuốc, các cơ sở kinh doanh, sử dụng mỹ phẩm trên địa bàn ngừng ngay việc lưu thông, sử dụng 4 lô sản phẩm mỹ phẩm không đáp ứng quy định nêu trên và trả về cơ sở cung ứng sản phẩm; Tiến hành thu hồi 4 lô sản phẩm mỹ phẩm không đáp ứng quy định nêu trên; kiểm tra, giám sát các đơn vị thực hiện thông báo này; xử lý các đơn vị vi phạm theo quy định hiện hành.
Các công ty dược thông báo cho các chi nhánh, quầy thuốc trong hệ thống phân phối của mình ngừng ngay việc lưu thông, sử dụng 4 lô sản phẩm mỹ phẩm không đáp ứng quy định nêu trên và trả về cơ sở cung ứng sản phẩm.
Được biết, các loại mỹ phẩm nhái, kém chất lượng thường không có những chất bảo vệ da hoặc thành phần không được nghiên cứu kỹ càng, không qua khâu kiểm nghiệm nào, vì thế chẳng ai đảm bảo chắc chắn nó an toàn cho làn da. Bên cạnh đó, những sản phẩm làm giả thường có các loại hoạt chất, hóa chất gây ra dị ứng và làm tổn thương da. Da trở nên thiếu sức sống, nhiễm khuẩn, dễ bị bắt nắng và mụn nhọt khiến da trở nên xuống cấp trầm trọng. Thậm chí, một số trường hợp mặt bị sưng phù, nếu tiếp tục dùng thì sẽ dẫn đến da bị teo, giãn mao mạch.
Nếu sử dụng mỹ phẩm giả lâu dài, hậu quả nặng nề hơn khiến da bị ngộ độc do mỹ phẩm có chứa kim loại nặng hoặc thủy ngân. Có nhiều trường hợp người dùng phải nhập viện, để lại di chứng về sau hoặc điều trị không hết”. Cũng đã có những trường hợp ảnh hưởng nặng tới mức biến đổi các tế bào dẫn đến u bướu hay ung thư như: ung thư vú, ung thư phổi, ung thư tử cung.
Còn mỹ phẩm thật bên ngoài bao bì có in trực tiếp mã code (có tác dụng truy nguồn gốc từ nước sản xuất). Một số sản phẩm bằng tuýp, ở phần đuôi có đóng nổi hạn sử dụng và mã code. Còn mã code của sản phẩm giả được in trên giấy rồi dán lên bao bì. Hơn nữa, nếu thấy bao bì sản phẩm làm bằng nhựa kém chất lượng, phai màu, logo in sai chỗ, màu sắc tèm nhem, phông chữ không đều, nhiều lỗi sai chính tả,… thì hãy cẩn thận trước khi mua.
Tiêu chuẩn ISO 22716:2007- Chứng nhận GMP đối với ngành mỹ phẩm
Ngành mỹ phẩm là một ngành kinh doanh đang phát triển tại Việt Nam. Tuy nhiên sản xuất và kinh doanh mỹ phẩm, doanh nghiệp có thể đối mặt với rất nhiều vấn đề. Các vật liệu độc hại bị cấm trong mỹ phẩm là gì? Bao bì, nhãn mác sản phẩm như thế nào là đúng yêu cầu ? Các quy định về quản lý nước ra sao?
Do đó, các nhà sản xuất, nhà cung cấp phải đảm bảo sản phẩm được sản xuất và kiểm soát một cách tốt nhất. Việc tuân thủ yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 22716 là một trong những cách kiểm soát chất lượng.
Các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 22716
Tiêu chuẩn ISO 22716:2007- Chứng nhận GMP đối với ngành mỹ phẩm Ngành mỹ phẩm là một ngành kinh doanh đang phát triển tại Việt Nam. Tuy nhiên sản xuất và kinh doanh mỹ phẩm, doanh nghiệp có thể đối mặt với rất nhiều vấn đề. Các vật liệu độc hại bị cấm trong mỹ phẩm là gì? Bao bì, nhãn mác sản phẩm như thế nào là đúng yêu cầu ? Các quy định về quản lý nước ra sao? Do đó, các nhà sản xuất, nhà cung cấp phải đảm bảo sản phẩm được sản xuất và kiểm soát một cách tốt nhất. Việc tuân thủ yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 22716 là một trong những cách kiểm soát chất lượng. Các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 22716 Tiêu chuẩn ISO 22716 đã sắp xếp các yêu cầu và nguyên tắc cụ thể sau: Nhân sự: ISO 22716 quy định rằng nhân viên phải được đào tạo phù hợp để sản xuất. Việc đào tạo phải được kiểm soát và lưu trữ. Bao gồm sơ đồ tổ chức, số lượng nhân viên, trách nhiệm chính của quản lý và nhân viên. Đào tạo nội bộ, vệ sinh cá nhân và sức khỏe của nhân viên. Khách đến thăm và nhân viên chưa qua đào tạo. Trang thiết bị, dụng cụ sản xuất: Thiết bị sản xuất phải phù hợp đối với sản phẩm sản xuất. Tất cả các phần của thiết bị phải được làm sạch, khử trùng và bảo trì. ISO 22716 yêu cầu thiết bị của công ty mỹ phẩm phải được thiết kế, lắp đặt, hiệu chuẩn và có đầy đủ hệ thống dự phòng. Việc sử dụng và tiếp cận thiết bị chỉ nên được cung cấp cho người có thẩm quyền. Nguyên liệu và bao bì: ISO 22716 quy định rằng các nguyên liệu được mua, cả nguyên liệu thô và nguyên liệu đóng gói, phải đáp ứng các tiêu chí đã được Công ty xác định. Nó phải được kiểm tra để kiểm soát chất lượng của sản phẩm cuối cùng. Tiêu chí bao gồm các khía cạnh vật lý, vi sinh và hóa học. Tương tự như vậy, chất lượng nước sử dụng trong sản xuất phải được kiểm soát. Các tiêu chí và biện pháp thích hợp phải được thiết lập để mua, tiếp nhận, trạng thái, xuất xưởng, bảo quản và đánh giá lại nguyên liệu thô. Mặt bằng bố trí và Vị trí nhà xưởng: Mặt bằng phải được thiết kế, xây dựng, bố trí và sử dụng để đảm bảo việc bảo vệ sản phẩm, cũng như làm sạch, vệ sinh và bảo trì hiệu quả. Điều này nhằm mục đích giảm thiểu rủi ro lây nhiễm chéo vào sản phẩm. Quản lý Sản xuất: ISO 22716 bắt buộc các công ty mỹ phẩm phải kiểm soát mọi giai đoạn của quy trình sản xuất. Kể cả hoạt động đóng gói để tạo ra sản phẩm cuối cùng đáp ứng các đặc tính đã xác định. Các công ty mỹ phẩm phải có khả năng đảm bảo sự sẵn có của các tài liệu liên quan. Phải thực hiện kiểm tra ban đầu, số lô được chỉ định và nhập kho nguyên liệu thô. Họ phải xác định các hoạt động trong quy trình, kiểm soát trong quy trình và bảo quản sản phẩm trong giai đoạn sản xuất và đóng gói. Quản lý Nhà thầu phụ: Công ty cũng cần kiểm soát đối với các Nhà thầu phụ. Hoặc trong trường hợp mình là nhà thầu phụ của đơn vị khác (gia công). Công ty cần phải tuân thủ các quy định trong hộp đồng thầu phụ. Hợp đồng thỏa thuận bằng văn bản phải được thiết lập, xác nhận và kiểm soát bởi nhà thầu và nhà thầu phụ. Thành phẩm: ISO 22716 buộc các công ty mỹ phẩm phải đảm bảo rằng các sản phẩm cuối cùng đáp ứng các tiêu chí chấp nhận đã xác định trước khi phân phối sản phẩm trên thị trường. Tương tự như vậy, thành phẩm phải được kiểm soát tuân thủ các phương pháp kiểm tra đã định. Các công ty nên xử lý việc bảo quản, vận chuyển, thu hồi và trả hàng theo cách duy trì chất lượng của sản phẩm cuối cùng. Phòng thí nghiệm kiểm soát chất lượng: Phòng thí nghiệm kiểm soát chất lượng phải áp dụng các nguyên tắc do ISO 22716 thiết lập về nhân sự, thiết bị, cơ sở, hợp đồng phụ và tài liệu. Phòng thí nghiệm kiểm soát chất lượng phải thực hiện việc lấy mẫu, thử nghiệm và phân tích để đảm bảo các kiểm soát liên quan và cần thiết. Điều này cung cấp một biện pháp bảo vệ rằng nguyên vật liệu được phân phối để sử dụng và thành phẩm được đưa đi phân phối, chỉ khi chất lượng của chúng đáp ứng các tiêu chí chấp nhận đã thiết lập. Sai lệch: Sai lệch phải được xác định bằng cách thu thập đầy đủ dữ liệu và thực hiện các biện pháp khắc phục. Một điều khác mà các công ty mỹ phẩm cần nhớ là xác định việc xử lý sản phẩm nằm ngoài quy cách. Quản lý chất thải: ISO 22716 yêu cầu các công ty mỹ phẩm phải xử lý chất thải một cách hợp vệ sinh, trật tự và kịp thời. Tiến hành và Kiểm soát các thay đổi: Nhân viên có thẩm quyền phải phê duyệt các kế hoạch và hành động khi có sự thay đổi có thể ảnh hưởng đến chất lượng của thành phẩm trên cơ sở dữ liệu đầy đủ. Xử lý khiếu nại và thu hồi: Tiêu chuẩn ISO 22716 hướng dẫn rằng tất cả các khiếu nại liên quan đến sản phẩm cần được quản lý, điều tra, xem xét và theo dõi. Các hành động cần được thực hiện nếu có thu hồi và hành động khắc phục phải tuân theo. Thực hiện kiểm toán nội bộ: Các công ty mỹ phẩm phải giám sát việc thực ISO 22716. Các hành động khắc phục cần được khuyến nghị và lập kế hoạch. Tài liệu thích hợp và đầy đủ: ISO 22716 quy định rằng tài liệu là một phần quan trọng của Thực hành Sản xuất Tốt. Tài liệu nhằm mục đích xác định các hoạt động GMP, bảo mật bằng chứng về các quy trình. Đồng thời ngăn ngừa nhầm lẫn và mất thông tin. Các công ty mỹ phẩm nên tạo ra các hệ thống của riêng họ. Nhằm để thiết lập, thiết kế, cài đặt và duy trì tài liệu. Hệ thống này vẫn phải phụ thuộc vào loại sản phẩm và cơ cấu tổ chức. |
Tác giả: Bảo Linh
Nguồn tin: vietq.vn