Bạn cần biết

Những kiến thức địa lý sai lầm khiến giáo viên cũng phải “khóc thét”

Ngày nay, thay vì học địa lý, chúng ta lại sử dụng internet. Vì thế không có gì ngạc nhiên khi rất nhiều người mắc phải những sai sót cơ bản khiến các giáo viên địa lý phải “rơi lệ”.

1. Nam Cực không có múi giờ

Đây là một sai lầm phổ biến khi cho rằng lục địa đông lạnh này không có múi giờ. Tuy nhiên, trên thực thế, theo báo cáo từ các trạm khoa học nằm ở nhiều nơi trên hệ băng khổng lồ thì có đến 9 múi thời gian khác nhau được sử dụng ở Nam Cực.


2. Nga và Thổ Nhĩ Kì là hai nước duy nhất nằm trên cả hai lục địa

Bạn có thể tin rằng Nga và Thổ Nhĩ Kỳ là hai quốc gia duy nhất nằm trên cả hai châu lục, nhưng theo các nhà địa chất, biên giới Á-Âu là vùng đầu nguồn Caucasus, có nghĩa là biên giới cũng cắt ngang qua Azerbaijan, Georgia và Kazakhstan.

3. Sông Nile là con sông dài nhất thế giới

Đây là những gì luôn được nêu trong sách Địa lý, nhưng các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sông Amazon dài hơn sông Nile khoảng 7km.

4. Florida là tiểu bang nằm ở cực nam của nước Mỹ

Florida Keys là địa danh tuyệt đẹp đối với những khách du lịch, những người muốn đánh dấu cực nam ở Key West. Tuy nhiên, nó chỉ là điểm cực nam của lục địa. Hawaii, trên thực tế, đạt xuống gần đến vĩ độ 21, chỉ cách 2.357km từ xích đạo.


5. Na Uy là nước cực bắc của thế giới

Chắc rất nhiều người dân Na Uy phải thất vọng, nhưng Na Uy chỉ là quốc gia thứ tư ở cực bắc. Canada, Greenland và Nga đều gần với Bắc cực hơn. Quần đảo Kaffeklubben của Greeland mới là là mảnh đất nằm ở cực bắc nhất của thế giới.

6. Alaska có dân số ít nhất trong 50 bang của nước Mỹ

Điều này đã từng đúng, nhưng theo ước tính năm 2016, thì Wyoming với dân số chưa đến 586.000 người, xếp vị trí số 50 trong các tiểu bang. Vermont tiếp theo với khoảng 625.000, trong khi Alaska ở vị trí thứ 48, có gần 742.000 cư dân.


7. Verrazano Narrows là cây cầu dài nhất thế giới

Có lẽ đây chỉ là niềm tự hào của người Mỹ. Cây cầu dài nhất thế giới là cầu Đan Dương ở Bắc Kinh, Trung Quốc với chiều dài 164,7km. Cầu Verrazano chỉ đứng thứ 149 mà thôi.

8. Canada là đất nước lớn nhất thế giới

Nga với diện tích khổng lồ của mình với 10 múi giờ mới là quốc gia có diện tích lớn nhất thế giới. Canada chỉ đứng thứ hai. Tuy nhiên, vì nó có đến tận 6 múi giờ, có một khoảng cách dài về thời gian giữa Vancouver ở phía Tây và St. John's, Newfoundland ở phía đông của đất nước.


9. Matterhorn là ngọn núi lớn nhất của châu Âu

Ngọn núi đẹp như tranh vẽ của Thụy Sĩ có thể là ngọn núi nổi bật nhất trên thế giới, nhưng nó không phải cao nhất ở châu Âu. Giải thưởng đó thuộc về đỉnh núi Nga Elbrus, thuộc dãy núi Caucasus gần biên giới với Georgia.

10. Geneva là thủ đô của Thụy Sĩ

Geneva và Zurich có thể là trung tâm văn hóa thế giới, nhưng thủ đô thật sự của Thụy Sĩ là Bern, thành phố lớn thứ 5 của đất nước. Mỗi khách du lịch đến Bern đều được tặng một thanh socola Toblerone làm quà.

13. Great Britain và United Kingdom là một

Hai thuật ngữ này hoàn toàn không giống nhau. United Kingdom là một đất nước gồm có nước Anh, xứ Wales, Scotland và Bắc Ireland. Trong khi đó, Great Britain chỉ là một phần trong đó, là hòn đảo bao gồm nước Anh, xứ Wales và Scotland.


14. Iceland được bao phủ bởi băng

Mặc dù cái tên của mình (Ice là băng đá), quốc đảo nhỏ ở Bắc Đại Tây Dương có khí hậu khá ôn hòa. Nhờ dòng nước ấm của Bắc Đại Tây Dương gần đó, vùng bờ biển của Iceland không có băng tuyết trong suốt mùa đông. Nó có sông băng, nhưng nó cũng có mạch phun nước nóng và hoạt động núi lửa.

Tác giả: Hữu Nguyên

Nguồn tin: Báo Dân trí

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP