Du lịch

Những điểm đến có thiên nhiên tuyệt đẹp về đêm trên trái đất

Có những nơi, buổi đêm là thời gian tuyệt vời nhất để trải nghiệm thiên nhiên.

Vào tháng Sáu và tháng Bảy, khi mùa mưa đến, rất nhiều cánh rừng trở lên lộng lẫy bởi hàng triệu con đom đóm làm sáng bừng bầu trời đêm. Mặc dù Nhật có đến 45 loài đom đóm nhưng chỉ 14 loài có khả năng phát sáng. Chúng thường xuất hiện tại những nơi yên tĩnh, với thiên nhiên trong lành và nguồn nước sạch như Niigata, Aaomori, Tokyo, và Hokkaido.

Đom đóm được coi là một phần quan trọng trong văn hóa Nhật Bản. Chúng được cho là linh hồn của những người lính đã chết trong chiến tranh.

Okayama, Nhật Bản, là nơi sinh sống của các loài sinh vật phát quang. Loài đom đóm biển, hay umi-hotaru trong tiếng Nhật, có màu xanh lam, thực chất là một giống tôm chỉ dài có 3milimet và rất khó nhìn thấy. Nhưng khi chúng tập hợp thành một nhóm lớn, chúng sẽ thắp sáng mặt nước và các tảng đá ở Okayama.

Arachnocampa luminosa là một giống bọ có khả năng phát ánh sáng xanh và chúng chỉ có duy nhất ở New Zealand. Chúng không phải là giun mà là ấu trùng của một loài gặm nhấm ăn nấm nhỏ. Chúng tạo nên ánh sáng xanh huyền diệu dọc con suối dẫn tới hang Waitomo ở New Zealand.

Ánh sáng xanh dọc theo quần đảo Matsu ở Đài Loan là của loài tảo có tên ninttiluca scintillans – một sinh vật phù du. Sự phát quang sinh học của loài tảo này bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, bao gồm nhiệt độ, gió, và mực nước trên đảo. Nó chỉ phát sáng vào mùa ấm. Đẹp nhất là vào thời điểm tháng Sáu, tháng Bảy, và tháng Tám. Tháng Tư, tháng Năm, và tháng Chín cũng có thể nhìn thấy hiện tượng này. Tuy nhiên, tảo chỉ phát sáng trong khoảng khắc ngắn và biến mất khi dòng nước di chuyển.

Trong các khu rừng phía đông nam nước Úc, có một loại nấm có tên gọi Omphalotus nidiformis, hay còn gọi là nấm ma, có thể phát sáng rực rỡ. Các nhà khoa học tìm thấy loại enzyme bên trong nấm có tên luciferase là nguyên nhân gây ra ánh sáng này, nhưng không biết nguyên nhân sinh học nào khiến loài này phát quang sinh học.

Cực quang phương Bắc được tạo ra khi những con gió của các hạt tích điện được giải phóng từ mặt trời va chạm với các hạt khí trong từ trường Trái Đất, khiến các nguyên tử trong khí quyển phát sáng. Màu sắc của cực quang thay đổi tùy theo loại hạt khí va chạm.

Cực quan đẹp nhất khi xem từ Alaska, Iceland, và Canada.

Tác giả: Hữu Nguyên

Nguồn tin: Báo Dân trí

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP