Tàu ra khơi tại Cảng Vũng Áng (xã Kỳ Lợi, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) lúc 17h, sau gần một giờ đồng hồ đạp sóng, họ dừng lại ở vùng biển Vũng Áng cách đất liền khoảng 6 hải lý. Đúng lúc này trời đã chập choạng tối. Những ngư dân trên tàu nhập cuộc ngay lập tức khi nổ máy bật hệ thống bóng đèn sáng đến 1.000W rồi ngồi trên thành tàu buông câu.
Khá đặc biệt đó là câu mực không cần phải dùng mồi câu. Lưỡi câu là một chùm gồm nhiều câu có lắp bóng điện sáng ở câu. Khi con mực nhìn thấy ánh sáng ngỡ rằng đó là con mồi nên lao lại săn. Tuy nhiên, khi vừa lao đến, chùm râu của mực ngay lập tức bị móc vào hệ thống chùm câu sắc nhọn. Thế là ngư dân chỉ việc kéo cần lên bỏ mực vào hầm tàu chứa nước biển đã chuẩn bị sẵn từ trước. Những con mực khi được gỡ ra khỏi câu vẫn sống và bơi lội tung tăng trong hầm.
Mực tập trung săn mồi vào lúc chập choạng tối cho đến khoảng 24h nên thời điểm này ngư dân câu được nhiều. Còn sau đó thì chúng không hào hứng tìm mồi nữa nên ít cắn câu hơn.
Sau một đêm buông câu, sáng sớm nhóm ngư dân vào bờ với chiến lợi phẩm thu được khoảng 20 kg mực còn tươi sống. Khi tàu vừa cập bến, họ bán ngay cho chủ nhà hàng nổi ở Vũng Áng với giá 6000đ/1 con mực. Nó tương đương khoảng 100.000đ/kg. Đây là thời điểm rớt giá thê thảm, vì hậu quả của thảm họa cá chết, ít người ăn hải sản.
...
Trước đây, mỗi kg mực nhảy (đang sống) có giá 250 – 300.000đ/kg. Cao điểm sau khi chế biến, nhà hàng bán lại cho khách đến ăn với giá 500.000đ/kg.
Sau đây là những hình ảnh ngư dân mưu sinh bằng nghề câu mực ở biển Vũng Áng mà PV báo Lao Động ghi lại:
|
Những con mực cắn câu sau đó được bỏ ngay vào hầm tàu để giữ nó sống sau khi tàu cập bến |
|
Cùng lúc, mực đã cắn câu của 2 ngư dân |
|
Khẩn trương đưa mực vào hầm tàu, nơi đã chuẩn bị sẵn nước biển để duy trì sự sống cho con mực để bán được giá |
|
Lưỡi câu mực là một chùm gồm nhiều lưỡi sắc nhọn mà khi câu không cần dùng đến mồi |
Trần Tuấn – Quang Đại