Du lịch

Loại cá đặc sản nổi tiếng Kiên Giang, xưa không ai ăn, nay vừa ngon ngọt vừa bổ dưỡng dân thành phố ưa chuộng, 260.000 đồng/kg

Loại cá này được rao bán trên thị trường với giá khoảng 260.000 đồng/kg. Chúng có vẻ ngoài đẹp mắt với những lốm đốm ở da.

Cá nâu là một đặc sản nổi tiếng, từ lâu đã gắn với cuộc sống dân dã của người dân ở Kiên Giang. Chúng sống được ở trong cả môi trường nước ngọt và nước mặn: cá nước ngọt nhỏ, thịt dai, còn cá nước mặn thì to hơn, thịt mềm, béo...

Theo tìm hiểu, cá nâu còn có tên gọi khác là cá dĩa thái, cá hói, là một loài cá trong họ Scatophagidae phân bố ở Ấn Độ – Thái Bình Dương, Đông Nam Á và Việt Nam, chúng những nét hoa văn da beo trên cơ thể nên còn gọi là dĩa beo. Cá ăn tạp thiên về thực vật, thức ăn bao gồm rong tảo, rau xanh, côn trùng, giáp xác, và thức ăn viên.

Cá nâu có thân cá dẹp bên, lưng hình vòm, nhìn ngang gần như tròn. Đầu nhỏ, ngắn, mõm tù, miệng nhỏ, rạch miệng nằm ngang và ngắn, hàm có răng mịn, viền trước gốc vây lưng dốc xuống và có một vết lõm sâu sau mắt. Cấu tạo phần đầu là dấu hiệu rõ ràng nhất để phân biệt cá đực cá cái.

Anh Hóa - một người dân miền biển ở Kiên Giang cho biết thịt cá nâu chắc, ngọt, ít xương nên rất được ưa chuộng. "Nếu trước đây cá nâu ít người biết tới, chỉ có người dân địa phương khai thác về để chế biến các món ăn thường ngày. Thì giờ đây khi khách du lịch ghé tới nhiều hơn và thưởng thức chúng nên cá nâu mới có giá trị về kinh tế, bán cho các nhà hàng quán ăn và đóng thùng đi các tỉnh thành.

"Cá nâu lành tính rất tốt cho sức khỏe, các món ăn nấu từ cá nâu cũng dễ ăn và không gây cảm giác chán ngấy những những loài cá khác. Từ cá nâu có thể chế biến thành nhiều món ngon nhưng ngon nhất vẫn là nấu canh chua. Đây là món khoái khẩu của nhiều gia đình vào mùa nóng. Chỉ cần vài ba trái cà chua, ít đậu bắp và rau mùi là có một tô canh cá chua thanh đạm, ngon, nhiều dinh dưỡng", anh Hóa chia sẻ.

Anh Hóa nói thêm, để chọn được cá nâu tươi ngon thì nên quan sát màu da của cá, khi thấy trên da vẫn giữ được độ bóng tự nhiên tức là cá mới được đánh bắt. Nếu thấy trên thân có không có các vết xước đỏ, hoặc sờn da… đó là những hiện tượng cá đã bị nhốt từ lâu, cá yếu, gần chết.

Trên thị trường, cá nâu được bán với giá khoảng 230.000 đồng/kg.

Mấy năm gần đây, người dân ở Kiên Giang và một số tỉnh thành mở rộng mô hình nuôi cá nâu và mang lại nguồn thu nhập đáng kể. Khi mùa mưa bão bắt đầu cũng là thời điểm nhiều người dân ở các xã vùng bãi ngang, cửa lệch rủ nhau đi “săn” cá nâu con về bán cho các chủ đầm, ao hồ nước lợ hoặc các hộ nuôi cá lồng bè trên sông để làm cá giống.

Cá nâu con hệ hô hấp còn yếu nên khó sinh sống trong môi trường nước đục, nhiều tạp chất và thiếu ô xy. Bên cạnh đó, các giác quan chưa nhạy nên cá nâu con khó kiếm ăn trong môi trường nước đục. Chính vì thế, cá nâu con thường nổi lên mặt nước sát bờ để thở, tìm đến các dòng nước trong từ ao, hồ chảy ra để tập trung sinh sống, kiếm ăn.

Tác giả: H.A

Nguồn tin: doisonggiadinh.baophunuthudo.vn

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP