Kỳ Anh

Kỳ Anh: Bao giờ 700 hộ dân chới với giữa “ốc đảo” hết khổ?

Nhiều năm qua, 700 hộ dân xã Kỳ Thịnh (Kỳ Anh – Hà Tĩnh) phải sống giữa ốc đảo mênh mông sóng nước mỗi khi mùa lũ về. Giải thích về tình trạng này, cơ quan chức năng cho rằng do vùng này nằm trong vùng quy hoạch nên phải cố gắng… chờ. Không biết đến bao giờ thì hàng ngàn người dân nơi đây mới thoát khổ?

Như Báo đã phản ánh trước đó, cứ đến mùa mưa lũ, hơn 700 hộ dân thuộc các thôn Cảnh Trường, Trường Phú, Trường Yên xã Kỳ Thịnh – huyện Kỳ Anh – tỉnh Hà Tĩnh lại bị lũ cô lập như một ốc đảo giữa biển nước mênh mông.

Để tìm hiểu về nguyên nhân vì sao hàng trăm hộ dân ở đây phải chịu cảnh ngập lũ này, PV đã có buổi làm việc với ông Hồ Anh Tuấn – Trưởng Ban quản lý Khu kinh tế Hà Tĩnh.

Qua  trao đổi  ông Tuấn Khẳng định: “Cứ đến mùa mưa lũ hàng trăm hộ dân ở các thôn Cảnh Trường, Trường Phú, Trường Yên xã Kỳ Thịnh – huyện Kỳ Anh bị ngập úng là đúng sự thật”.

Hơn 700 hộ dân thuộc các thôn Cảnh Trường, Trường Phú, Trường Yên xã Kỳ Thịnh – huyện Kỳ Anh đang sống trong tình trạng ngập úng mỗi khi mùa mưa tới.

Ông Tuấn cho biết thêm: “Đây là một địa bàn vùng trũng, đã từ lâu người dân ở đây sống trong cảnh ngập úng như vậy rồi. Hơn nữa, ba thôn Cảnh Trường, Trường Phú, Trường Yên này đều nằm trong diện tích đất quy hoạch Khu công nghiệp nặng được Thủ tướng Chính phủ ký. Vì thế, các cơ sở hạ tầng, nhà cửa không được phép nâng cấp xây dựng. Mặc dù vậy, nhưng hiện nay cũng chưa có kế hoạch di dời, đền bù, giải phóng mặt bằng, nên phải tạm thời  khắc phục khó khăn đến khi có kế hoạch di dời”.

Mặc dù vậy, những hệ lụy hàng trăm hộ dân ở đây đang phải gánh chịu đó là không thể sản xuất nông nghiệp mà người dân ở đây sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Hơn thế nữa, rất nhiều gia đình có đến 3-4 thế hệ  phải sống chung dưới những mái nhà xuống cấp không thể sửa chữa xây dựng. Giao thông đi lại thì xuống cấp, mặc dù được sửa chữa nhưng chỉ cần một trận mưa là xói mòn đi lại rất khó khăn, đặc biệt là các em học sinh thường xuyên phải đi học trên con đường thường xuyên bị ngập lụt này… đó là điều cần được quan tâm hàng đầu.

Ông Nguyễn Văn H, một người dân ở đây bức xúc: “Về mùa mưa nước ngập úng không thể sản xuất nông nghiệp được đã đành. Còn nhà cửa có đất cũng không thể xây dựng được. Cả gia đình 3 -4 thế hệ phải sống trong một ngôi nhà đã xuống cấp, con cái lấy vợ muốn xây nhà cho con ở riêng mà có được phép đâu”…

Trong buổi làm việc với PV, ông Hồ Anh Tuấn cho biết: “Đây là một địa bàn vùng trũng, đã từ lâu người dân ở đây sống trong cảnh ngập úng như vậy rồi. Hơn nữa, ba thôn Cảnh Trường, Trường Phú, Trường Yên này đều nằm trong diện tích đất quy hoạch Khu công nghiệp nặng được Thủ tướng Chính phủ ký. Vì thế, các cơ sở hạ tầng, nhà cửa không được phép nâng cấp xây dựng. Mặc dù vậy, nhưng hiện nay cũng chưa có kế hoạch di dời, đền bù, giải phóng mặt bằng, nên phải tạm thời  khắc phục khó khăn đến khi có kế hoạch di dời”.

Chị Minh thì than thở: “Không biết đến bao giờ Dự án này mới được triển khai, nếu không thì cũng phải có kế hoạch như thế nào cho phù hợp, chứ để người dân chúng tôi phải chịu khổ như thế này đến bao giờ nữa đây”.

Trước đó ông Lương Văn Định – Chủ tịch xã Kỳ Thịnh cũng khẳng định: “Ba thôn này đều nằm trong quy hoạch giải phóng mặt bằng di dời của Ban quản lý Khu kinh tế Hà Tĩnh nhưng vì lý do nào đó cho nên họ chưa có chủ trương lấy mặt bằng và cũng chưa đền bù giải tỏa nên người dân cứ sống trong khu vực này như vậy.  Bên cạnh đó, do tác động một phần của việc xây dựng ở siêu dự án Pormosa nên làm hạn chế độ thoát nước của khu vực này dẫn đến hiện tượng ngập úng khi mùa mưa đến.

Vì thế, cho nên hiện nay, ở khu vực này rất nan giải, do nằm trong vùng quy hoạch của Ban, nên người dân thì không thể phát triển sản xuất nông nghiệp được, các công trình như: hệ thống giao thông nông thôn cũng như các công trình phục vụ dân sinh khác không thể đầu tư xây dựng. Mùa mưa đến, con đường dẫn vào làng đã xuống cấp hư hỏng. Điều rất nghiêm trọng là hiện nay, nhiều ngôi nhà của dân đã xuống cấp nhưng không được sửa chữa, nâng cấp. Chúng tôi cũng đã nhiều lần kiến nghị lên Ban kinh tế Hà Tĩnh, nhưng đến nay vẫn chưa có biện pháp xử lý di dời”.

Ông H, một người dân ở đây cho biết mùa mưa xuống đồng ruộng thì ngập úng không thể sản xuất gì được.

Thiết nghĩ, một dự án Khu công nghiệp được triển khai sẽ mang lại một tiềm năng kinh tế cho Tỉnh nhà cũng như tạo điều kiện việc làm cho người dân. Tuy nhiên, việc triển khai một dự án điều quan trọng nhất là phải coi trọng đến vấn đề dân sinh, nếu như vấn đề dân sinh không được giải quyết, coi trọng thì điều đó chẳng có ý nghĩa gì.

Với hiện thực đã và đang diễn ra tại các thôn Cảnh Trường, Trường Phú, Trường Yên xã Kỳ Thịnh – huyện Kỳ Anh, các ngành, các cấp cần sớm có những động thái, chính sách đúng đắn để di dời người dân ra khỏi vùng ngập úng này, để không phụ lòng mong mỏi tin tưởng của người dân vào các chủ trương, chính sách đúng đắn tỉnh nhà.

Đặng Sơn

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP