Dự án đầu tư

KTT Cửa khẩu Cầu Treo: Đưa dân vào KTĐC không nước

14 hộ dân ở xóm Cây Tắt, xã Sơn Tây, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) sau khi đã nhường đất để xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo theo quyết đinh 162 của Thủ tướng Chính phủ, họ đã được Ban quản lý KKT đưa vào định cư tại Khu TĐC Hà Tân.

Thế nhưng vào đây chưa được 1 năm một số hộ đã bỏ đi nơi khác, những hộ còn lại thì phải sống cảnh lay lắt vì thiếu nước sạch sinh hoạt.

“Sống chết…mặc bay!”

Công trình Khu tái định cư ( KTĐC) Hà Tân được đầu tư xây dựng vào năm 2008 (sau 1 năm kể từ khi có quyết định 162/2007/QĐ-TTg của Chính phủ) và đưa vào sử dụng giữa năm 2010 cho những hộ dân ở xóm Cây Tắt, xã Sơn Tây nằm trong diện di dời để phục vụ cho việc mở rộng xây dựng công trình Hạ tầng kỹ thuật cổng B (Cổng nội địa KKT).

Thông qua chính quyền địa phương, khi các hộ dân này vào TĐC, Ban quản lí KKT hứa sẽ cung cấp đầy đủ nguồn nước sạch sinh hoạt, nhằm đảm bảo cho người dân “an cư lạc nghiệp”, nhưng sau 1 năm sinh sống họ đã nhận trọn quả đắng về mình.

Chị Đinh Thị Xuyến phản ánh: “Khi đưa chúng tôi vào KTĐC thì dự án có nói là sẽ cung cấp nguồn nước sạch cho người dân, nhưng đến này sau hơn 1 năm “dự án nước sạch” vẫn chỉ nằm trên giấy.

Do quá thiếu nước sạch trong sinh hoạt đã có 4 hộ dân đã buộc phải dời đi nơi khác. Những nhà ở lại thì đào tới 3-4 cái giếng nhưng vẫn không sử dụng được. Các chú thấy đó, do nguồn nước không đảm bảo vệ sinh nên Trường mần non cho con em ở KTĐC này đã xậy dựng lâu rồi nhưng không dám cho các cháu đến học”.

Mặc dù được xây dựng trang trang nhưng gần 2 năm nay ngôi trường này vẫn đóng cửa im ỉm.

Để có nước sinh hoạt người dân ở đây đã phải vào tận trong các khe suối để lấy về.

Để cho chúng tôi thấy được nguồn nước ở đây bị ô nhiễm như thế nào, chị Xuyến đã dẫn chúng tội dạo quanh một vòng trong KTĐC. Qua quan sát, chúng tôi thấy ở đây nhà nào cũng có ít nhât 2 cái giếng đào, ngoài ra còn có giếng khoan. Tuy nhiên, giếng ở đây đều được bịt kín vì không dùng được.

Trong giếng nước nỗi váng màu vàng. Khi dùng nước giếng này đem nấu với chè xanh thì nước chuyển thành màu đen. Bức xúc với tình trạng trên, có người đã mỉa ma: KTĐC này còn có tên là xóm Tân Thủy, mà đúng là “Tân Thủy” thật chú ạ.

Theo báo cáo xét nghiệm số 54 (21/8/2012) của Trung tâm Quan Trắc và Kỷ thuật Môi trường Hà Tĩnh thì hàm lượng một số chất như: sắt, độ đục, ColiJorms, Ecoli..trong nước đã vượt quá nhiều ở mức cho phép.

Không chỉ có thiếu nước sinh hoạt, do thiếu tính quy hoạch đồng bộ nên một số hạng mục trong KTĐC này cũng đang có dấu hiệu xuống cấp, đặc biệt là các tuyến đường và mương thoát nước…


Nước trong giếng cực kỳ ô nhiễm.

Từ thực tế đó, hiện này vẫn còn một số hộ dân đang thuộc diện di dời vào KTĐC trên nhưng đã không chịu vào vì nguồn nước bị ô nhiễm. Việc này đã kéo theo những hệ lụy khác như: chậm giải phóng mặt bằng để xây dựng KKT, làm xáo trộn cuộc sống của người dân, gây khó khăn trong quản lí hành chính cho chính quyền địa phương…


“Biết trước tôi sẽ không cho dân vào đó!”

Đó là phát biểu của ông Lê Đình Vỹ – Chủ tịch UBND xã Sơn Tây khi được chúng tôi hỏi về nguồn nước sinh hoạt của người dân ở KTĐC này.

“Dự án KTĐC Hà Tân không do xã làm mà do Ban quản lí KKT. Theo quy định khi đưa người dân vào nơi ở mới thì nơi đó phải có điều kiện tốt hơn, ít ra thì cũng bằng ở nơi sống cũ. Nếu phát hiện ra tình trạng nước không đảm bảo vệ sinh môi trường như thế này thì xã đã không cho dân vào đó.

Sau khi phát hiện ra chính quyền địa phương đã có rất nhiều văn bản gửi trình lên UBND huyện, Ban quản lí KKT để đề xuất phương án xử lí nhưng vẫn chưa có kết quả”, ông Vỹ trao đổi.

Ông Lê Đình Vỹ, biết thế chúng tôi đã không cho dân vào KTĐC

Trước sự phản ánh của người dân về tình trạng nguồn nước, Ban quản lí KKTđã cho xây dựng 1 bể lọc để phục vụ cho Trường mần non, nhưng do nước vẫn không sử dụng được nên ngôi trường này vẫn đóng cửa gần 2 năm qua. Việc này đã làm cho con em trong KTĐC rất khó khăn trong việc học tập.

Trả lời Tamnhin.net, ông Trần Báu Hà, trưởng Ban quản lí KKT cửa khẩu Cầu Treo cho rằng: Nguồn nước ở đó trước đây vốn sử dụng được, nhưng do quá trình địa chất không ổn nên khi họ vào sinh sống thì nguồn nước lại bị ô nhiễm. Trước tình trạng đó bây giờ chúng tôi đang tìm phương án đề đề xuất khắc phục.

Theo Lê Thông – Hà Vy (Báo Tầm nhìn)

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP