Truyền thống - Phát triển

Hội nhà báo tỉnh Hà Tĩnh: 20 năm xây dựng và trưởng thành

Ngày 8/5/1992, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã có quyết định số 445/TCQĐ “ Công nhận tổ chức và hoạt động của Hội Nhà báo Hà Tĩnh”. Từ đó đến nay, trải qua 20 năm xây và phấn đấu, HNB Hà Tĩnh đã có bước trưởng thành vượt bậc .


hái Văn Ngụ – Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Hà Tĩnh

HỘI NHÀ BÁO TỈNH HÀ TĨNH: 20 NĂM XÂY DỰNG VÀ TRƯỞNG THÀNH

Từ 28 hội viên sinh hoạt tại 2 chi hội buổi ban đầu , giờ đây đã có một đội ngũ hùng hậu bao gồm 196 hội viên là những cán bộ , phóng viên , CTV công tác tại các cơ quan báo chí và truyền thông trên địa bàn tỉnh ,được bố trí sinh hoạt tại 5 chi hội và 3 CLB ( CLB các nhà báo cao tuổi , CLB các nhà báo nữ và CLB ảnh báo chí). Văn phòng Hội có 5 biên chế, có Chi bộ Đảng trực thuộc Đảng bộ khối các cơ quan tỉnh, có công đoàn cơ sở trực thuộc Công đoàn viên chức tỉnh .Được bố trí sinh hoạt hợp lý , thu gọn đầu mối, các chi hội và CLB hoạt động có chất lượng, đạt hiệu quả , 2/3 số đơn vị hàng năm được xếp loại xuất sắc , Chi bộ Đảng và công đoàn cơ sở cơ quan văn phòng Hội liên tục nhiều năm liền đạt đơn vị vững mạnh .


Cùng với việc chăm lo xây dựng phát triển đội ngũ , 20 năm qua ,Hội đã tập trung lãnh đạo triển khai thực hiện tốt các hoạt động nghiệp vụ đặc trưng của tổ chức Hội .


Ngay từ những ngày đầu đi vào hoạt động , bám sát các chức năng, nhiệm vụ theo quy định trong Điều lệ của HNBVN, Hội Nhà báo Hà Tĩnh đã tích cực tham mưu, đề xuất với lãnh đạo tỉnh tạo điều kiện để Hội triển khai 3 hoạt động nghiệp vụ quan trọng :


– Tập trung đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ, tay nghề cho Hội viên, phóng viên .


– Tổ chức giải báo chí toàn tỉnh , tạo sân thi nghiệp vụ, qua đó lựa chọn , tôn vinh những tác giả, tác phẩm báo chí tiêu biểu, khuyến khích việc rèn luyện tay nghề trong đội ngũ những người làm báo .


– Xuất bản tạp chí nghiệp vụ Hà Tĩnh- Người Làm Báo để có diễn đàn trao đổi , học hỏi kinh nghiệm nghiệp vụ cho những người làm báo trên địa bàn .


Những năm đầu mới tái lập tỉnh, đội ngũ những người làm báo ở cả 2 cơ quan báo chí chủ chốt của tỉnh là Báo Hà Tĩnh và Đài PT-TH Hà Tĩnh đều quá thiếu về số lượng và yếu về tay nghề . Tỷ lệ phóng viên, hội viên có trình độ đại học chỉ xấp xỉ 50% , số người có bằng đại học báo chí chưa đầy 10% . Xác định chất lượng đội ngũ trước hết phải là sự chuẩn hóa trình độ chuyên môn ,cùng với việc định kỳ tổ chức những lớp tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn hàng năm, liên tiếp trong 2 nhiệm kỳ đầu , Hội đã phối hợp với Học viện Báo chí và Tuyên truyền mở 2 lớp đại học báo chí tại chức trên địa bàn cho hơn 100 hội viên ,phóng viên , CTV và gửi nhiều hội viên đi đào tạo ở tỉnh bạn . Những năm gần đây, Hội thường xuyên phối hợp với Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Ban nghiệp vụ HNBVN tổ chức nhiều lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên đề nâng cao, chuyên sâu thể loại cho Hội viên, phóng viên. Cùng với HNB tỉnh ,các chi hội Báo Hà Tĩnh, Đài PT-TH tỉnh cũng được chuyên môn tạo điều kiện tổ chức thường xuyên các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ thiết thực, bổ ích .Đến nay 95% trong số 196 Hội viên đã có trình đội đại học và trên đại học , 2/3 trong số đó có bằng đại học báo chí , nhiều hội viên có 2-3 bằng đại học . Đây chính là yếu tố quan trọng để chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ của các tờ báo , các chương trình phát thanh truyền hình của tỉnh trong những năm qua không ngừng được cải tiến và nâng cao .

HỘI NHÀ BÁO TỈNH HÀ TĨNH: 20 NĂM XÂY DỰNG VÀ TRƯỞNG THÀNH

Khai mạc Hội báo Xuân Nhâm Thìn 2012

Cùng với đào tạo , bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, Hội cũng chú trọng đúng mức việc giáo dục chính trị tư tưởng, phẩm chất, lối sống và đạo đức nghề nghiệp cho hội viên, phóng viên; chính nhờ vậy , tuy đội ngũ phát triển mạnh về số lượng nhưng vẫn đảm bảo chất lượng, chưa có hội viên vi phạm đạo đức tư cách, đạo đức nghề nghiệp .


Giải báo chí hàng năm là một trong những hoạt động nghiệp vụ được triển khai sớm nhất của HNB Hà Tĩnh . Khởi đầu từ năm 1993, chỉ một năm sau khi HNB tỉnh được thành lập ,đến nay giải đã được Hội duy trì liên tục, định kỳ, có chất lượng và đã trở thành một hoạt động nghiệp vụ quan trọng không thể thiếu trong đời sống báo chí của tỉnh nhà suốt 19 năm qua .Kể từ mùa giải năm 2004 , giải báo chí do HNB tỉnh chủ trì được nâng lên thành giải báo chí cấp tỉnh,mang tên “Giải báo chí Trần Phú” do UBND tỉnh chủ trì càng thể hiện được tầm vóc và vị trí quan trọng của hoạt động nghiệp vụ này . Hà Tĩnh là một trong số những tỉnh đi đầu trong việc tổ chức giải báo chí của HNB cũng như việc nâng cấp giải báo chí của HNB tỉnh thành giải báo chí cấp tỉnh . Bình quân , mỗi mùa giải có 55-60 tác phẩm lọt vào vòng chung khảo .Nhiều tác phẩm đạt giải cao ở giải báo chí toàn tỉnh tiếp tục giành được thứ hạng cao ở giải báo chí toàn quốc và giải báo chí quốc gia như “ Điều bất hạnh không đến”( Giải A giải báo chí toàn quốc năm 1993), “ Thương binh giả- Nỗi lo thật”( giải B giải báo chí Quốc gia lần thứ nhất ,nam 2006), “ Những đồng đội của tôi”( giải C, giải báo chi toàn quốc năm 1996) , “ Khi đồng ruộng vá chằng vá đụp” ( giải C, giải báo chí quốc gia lần thứ V, năm 2010 và “Lo lắm tái định cư dự án thủy lợi Ngàn Trươi – Cẩm Trang”(giải C, giải báo chí quốc gia lần thứ VI, năm 2011).


Hưởng ứng “Cuộc vận động sáng tác và quảng bá tác phẩm VHNT và Báo chí về đề tài “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chĩ Minh”,do Ban Tuyên giáo Trung ương và tỉnh phát động, Hội đã triển khai sâu rộng trong hội viên , phóng viên ,tạo thành một cuộc thi nghiệp vụ , thu hút hàng trăm tác phẩm tham gia ; mỗi năm có 10-15 tác phẩm được ban chỉ đạo của tỉnh tặng thưởng . Đặc biệt , trong 3 năm liên tục , mỗi năm HNB Hà Tĩnh có 1 tác phẩm ( trong số 10 tác phẩm dành cho báo chí địa phương ) được BCĐ Trung ương cuộc vận động tặng giải thưởng xuất sắc ( TP: Giáo dân Phạm Văn Tình và hũ gạo hiếu học” – năm 2009 , TP: “ Cụ Ân với 2 ống tiền tiết kiệm”-năm 2010 và TP: “ Từ những trang nhật ký liên đội em làm theo lời Bác”- năm 2011 ) .


Có thể nói, Hà Tĩnh-Người Làm Báo là môt trong số rất ít tờ đặc san nghiệp vụ của HNB cấp tỉnh ra đời sớm và duy trì được sự phát triển .


Là ấn phẩm được Bộ VH-TT ( sau này là bộ TT & TT) cấp giấy phép( riêng 2 năm 1998 , 1999 do sở VH-TT cấp phép), khởi đầu bằng số Xuân năm 1995, Hà Tĩnh- Người Làm Báo đã nhanh chóng trở thành một công cụ tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị của cấp ủy, chính quyền và là diễn đàn nghiệp vụ quan trọng của những người làm báo trên địa bàn .


Truyền thông và trách nhiệm của nhà báo


Tác nghiệp


Những năm đầu, tuy chưa ổn định số kỳ phát hành và số trang in, song đặc san cũng đạt được một số lượng phát hành đáng kể: từ 1.000 đền 2.000 cuốn mỗi kỳ . Từ đầu năm 2007 , Hà Tĩnh- Người Làm Báo tăng kỳ phát hành ổn định lên 6 số/năm, từ 32 trang in lên 36 trang và đến số tháng 10/2008 tăng lên 40 trang in (số thường) và 80 trang in (số Xuân), lượng phát hành cũng tăng khá: từ 2.500 đến 3.000 cuốn/số, cá biệt có số lên đến 4.200 cuốn. Trên 85% trong số đó được phát hành qua hệ thống bưu điện về tới các cơ quan, đơn vị trong tỉnh.


Trên địa bàn Hà Tĩnh, từ sau ngày chia tách tỉnh, ngoài tờ báo Hà Tĩnh có 2 tờ tạp chí chuyên ngành: Văn hóa Hà Tĩnh của Sở VH-TT (nay là sở VH-TT & DL), Hồng Lĩnh của Hội LHVHNT tỉnh. Hà Tĩnh – Người Làm Báo cũng là ấn phẩm chuyên ngành, không phải là cơ quan truyền thông nên không thể chạy theo việc cập nhật thông tin, cũng không thể sa vào chức năng chuyển tải và hình thức thể hiện của các tạp chí khác. Song đã từ nhiều năm nay, Hà Tĩnh- Người Làm Báo trở thành ấn phẩm định kỳ có dấu ấn riêng, tạo được sự quan tâm của đông đảo công chúng, bạn đọc trong và ngoài tỉnh,được cấp ủy quan tâm, chỉ đạo, được Ban Tuyên giáo tỉnh ủy giao nhiệm vụ tham gia tuyên truyền các sự kiện thời sự chính trị quan trọng trên địa bàn .


Những kết quả trong công tác xây dựng tổ chức Hội , trong các hoạt động nghiệp vụ chính vừa nêu là những nét nổi trội của HNB tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian qua đã được TW Hội, cấp ủy chính quyền tỉnh ghi nhận và đánh giá cao . Qua 20 năm xây dựng và phấn đấu, Hội Nhà báo Hà Tĩnh đã được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba ( thành tích 2002-2006), 2 lần được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen ( thành tích 2002-2004 và thành tích 2007-2009), được HNBVN tặng 4 cờ thi đua xuất sắc ( 2008,2009, 2010 và 2011 ) , được UBND tỉnh tặng cờ đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua năm 2009 .


Vào dịp kỷ niệm 87 năm ngày Báo chí Cách mạng VN và kỷ niệm 20 năm thành lập , Hội Nhà báo Tỉnh Hà Tĩnh vinh dự được Chủ Tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì ( Thành tích 5 năm 2007- 2011 ).


Đây chính là phần thưởng xứng đáng cho quá trình phấn đấu không mệt mỏi, quá trình biến không thành có, từ khó khăn thiếu thốn mọi mặt nhưng đã biết tìm cách vượt qua, vươn lên, nhanh chóng khẳng định vai trò, vị trí và hiệu quả hoạt động của tổ chức Hội trong thời gian qua .


Giao hữu bóng đá chào mừng kỷ niệm 87 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam


Hội viên Hội Nhà báo giao lưu bóng đá với các đơn vị bạn


nhân Kỷ niệm 87 năm ngày Báo chí CMVN


Có được kết quả như trên, mỗi cán bộ, hội viên HNB Hà Tĩnh đều ý thức rất rõ rằng, trước hết và trên hết là nhờ có được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đao,giúp đỡ tận tình,đầy trách nhiệm của Tỉnh ủy, HĐND ,UBND, UBMTTQ tỉnh và các huyện,thành,thị ,các ban ngành, đoàn thể và nhân dân trong tỉnh .Sự quan tâm đó đã đươc thể hiện rất cụ thể , thiết thực qua việc bố trí cán bộ chuyên trách công tác Hội, bố trí biên chế, trụ sở, kinh phí và phương tiện làm việc, phương tiện đi lại , tạo mọi điều kiện cho các hoạt động của Hội ; điều mà không phải HNB tỉnh nào cũng có được . Trong một môi trường có nhiều thuận lợi như thế, sự phấn đấu để thực hiện tốt các chức trách nhiệm vụ là việc cần phải đáp ứng , càng nhiều càng tốt, của tổ chức Hội cũng như của mỗi một Hội viên Nhà báo trên địa bàn .


Hy vọng , đây là sự tạo đà, tạo thế để HNB tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục phấn đấu nhằm không ngừng nâng cao vị trí, vai trò, chất lượng và hiệu quả hoạt động của Hội theo tinh thần chỉ thị số 37 và thông báo kết luận số 221 của Ban Bí Thư trung ương .

Báo Hà Tĩnh

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP