Là một di tích thành lũy quan trọng ở Bắc Trung bộ từng được Viện khảo cổ Việt Nam phối hợp cùng Viện Viễn đông bác cổ Pháp tiến hành khai quật khảo cổ học, theo đó, điểm bắt đầu của lũy là chân dốc Đèo Bụt, kéo dài khoảng 1 km men theo sườn núi Trầm Hương ở Dãy Hoành Sơn thuộc xã Kỳ Lạc, huyện Kỳ Anh.
|
Các nhà khoa học nhận định, lũy đá cổ Kỳ Anh là dấu tích còn lại của hệ thống thành lũy cổ thuộc Vương quốc Lâm Ấp (thời kỳ Đại Việt - Champa), được xây dựng với mục đích phòng thủ bảo vệ biên giới. Đến giai đoạn Trịnh - Nguyễn phân tranh thì hệ thống lũy đá cổ này tiếp tục được chúa Trịnh Toàn củng cố thêm, nên người dân còn gọi lũy Ông Ninh (Ninh Quận công - Trịnh Toàn).
Hệ thống lũy đá cổ Kỳ Anh được xây bằng những viên đá tự nhiên của địa phương với một kỹ thuật ghép đá công phu và điêu luyện ở trên núi cao, có độ dốc lớn, Khí hậu khắc nghiệt, bão lũ xảy ra thường xuyên nhưng lũy đá vẫn tồn tại hàng thế kỷ mà không bị phá hủy. Đây cũng là giá trị nổi bật của di tích lũy đá cổ Kỳ Anh cần bảo vệ nguyên trạng để phục vụ cho công tác nghiên cứu lịch sử, kiến trúc và phát huy giá trị di sản.
Tác giả: Yên Vân
Nguồn tin: Báo An ninh thủ đô