Giáo dục - Đào tạo

Hà Tĩnh: “Đói chữ” giữa lòng thành phố…!

Căn nhà bỏ bé nằm lọt thỏm trong một con hẻm nhỏ là chổ trú thân mười mấy năm nay của gia đình anh Tô Đức Tiệp (khối 1, phường Thạch Quý, TP. Hà Tĩnh), điều đáng buồn hơn là cả 2 cô con gái anh đều không được đến trường.

Hai chị em nghèo “đói chữ” giữa lòng thành phố Hà Tĩnh.

Gọi là căn nhà nhưng nó không khác gì một túp lều nhỏ để chui ra chui vào của cả nhà anh Tô Đức Tiệp (SN 1973), chị Nguyễn Thị Quý (SN 1975) cùng hai cháu Tô Thị Tình (16 tuổi) Và Tô Thị Nghĩa (11 tuổi) Làm cho chúng tôi không khỏi chạnh lòng, thương xót trước số phận nghèo.

Căn nhà rộng khoảng 5m2 nhỏ bé rách nát, thấp lè tè không đủ chỗ cho bốn người có thể sinh hoạt. Vào trong nhà mọi hoạt động đi lại đều phải cúi xuống, nếu đứng thẳng thì sẽ va đầu ngay vào mái nhà. Bên trong không có gì ngoài chiếu giường là chổ ngủ cho cả nhà. Vì chật chội nên buổi tối cháu nhỏ phải chạy sang nhà bà ngoại ngủ.

Gia đình anh Tiệp sống trong túp lều bé nhỏ thế này mườn mấy năm nay.

Cái bếp nhỏ thấp nếu vào thì chỉ có ngồi chứ không thể đứng được, và quá nhỏ một người xoay xở cũng chật hẹp.

Anh Tiếp cho biết: Anh là con út trong gia đình có 5 anh chị em ở thị trấn Thiên Cầm, huyện Cẩm Xuyên. Anh đầu và chị thứ 3 đã bỏ đi, còn hai anh thì lấy vợ ở quê. Gia đình khó khăn nên năm 1998 anh Tiệp lấy chị Quý rồi được bà ngoại cho một mảnh đất nhỏ sau nhà bà ngoại để dựng nhà ở khối 1, phường Thạch Quý, phường Thạch Quý. Căn nhà mà hiện giờ gia đình anh đang sống chính do anh tự dựng từ lúc đó.

Nhà nghèo, vợ chồng lại bệnh tật liên miên. Anh Tiệp bị bệnh gan nhiễm mỡ, còn chị thì bị bệnh bướu cổ, nhà nghèo nay còn nghèo hơn. Cháu đầu của anh được đi học đến lớp 2 thì phải bỏ học để phụ giúp bố mẹ, còn cháu thứ hai thì chưa một lần nào được cắp sách tới trường. Đang tuổi ăn tuổi học nhưng hàng ngày hai em và mẹ phải dậy từ rất sớm để đạp xe lên chợ Tỉnh phụ việc bán rau thuê cho quầy hàng kiếm thêm một ít tiền để đảm bảo cuộc sống. Anh Tiệp thì mua một ít rau củ về bán ở vỉa hè đầu làng mỗi ngày.

Muốn vào bếp của gia đình anh Tiệp phải ngồi xuống mới vào đươc
Gia đình không có khoản thu nhập nào khác ngoài việc phụ việc bán rau ở chợ. Vì vậy mà mọi chi tiêu trong gia đình đều phải chắt bóp trong mấy chục nghìn kiếm được trong một ngày. Trời lạnh như cắt gia cắt thịt thế này mà mỗi thành viên chỉ mặc những chiếc áo khoác đã cũ mỏng manh.

Tài sản quý giá nhất có lẽ chính là ba chiếc xe đạp cà tàng phương tiện để ba mẹ con đi lại.

Chúng tôi đến tới nhà là 13h30 trưa mà lúc này gia đình mới chuẩn bị nấu ăn. Nói là nấu ăn nhưng chẳng thấy gì ngoài mấy mớ rau đi chợ rồi dành lại. Nước nôi sinh hoạt hàng ngày của gia đình anh chị đều phải đi xin hàng xóm về dùng. Dù đau ốm bệnh tật nhưng anh chị vẫn không dám đi khám vì bảo hiểm hộ nghèo năm nay họ chưa cấp.

Mặc dù người thấp nhưng mỗi lần ra vào “tổ ấm” anh Tiệp phải cúi người xuống như thế này.

Không biết với hoàn cảnh gia đình như vậy thì hai con của anh chị sau này sẽ ra sao? khi mà đáng lẽ ra bằng tuổi này các em phải được đến trường, vui chơi với bạn bè. Nhưng hàng ngày các em phải theo mẹ đi kiếm tiền (?!). Ở giữa TP. Hà Tĩnh mà cả 2 đứa con anh Tiệp đều “đói chữ”
Trao đổi với ông Trần Hậu Định, chủ tịch UBND phường Thạch Qúy, TP. Hà Tĩnh thì được biết: “Trường hợp này thì là do lười lao động nên không được bà con hàng xóm đồng tình cho xét vào hộ nghèo, đến năm này mới được, đối với những hộ nghèo ở thành phố có một cái khó ở đây là vấn đề đất ở. Vì nghèo nên không có tiền mua đất nên phải đi ở nhờ, ở ké…”

Khi được hỏi công tác phổ cập giáo dục trên địa bàn phường trong những năm qua như thế nào, tại sao năm nào cũng tổ chức phổ cập giáo dục mà vẫn để “sót” trường hợp hai cô con gái của hộ anh Tiệp, chị Qúy không được đến trường thì ông Định cho biết: “Những năm qua thì năm nào cũng tổ chức phổ cập giáo dục, do các trường tổ chức đến từng hộ gia đình ra soát, thống kê, đối với hai cháu như báo nêu thì chúng tôi sẽ phải nghe nhà trường báo cáo lại”.

Thiết nghĩ, nhà nước ta đang hết sức chú trọng đến công tác giáo dục, hướng đến phổ cập giáo dục các cấp học từ mầm non đến THCS thì ở Phường Thạch Qúy, TP. Hà Tĩnh vẫn có những trẻ em vẫn đang “đói chữ”.

Diễm Phước – Thành Văn – Trí Thức

(Theo dantin.vn)

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP