Phóng sự - Ký sự

Hà Tĩnh còn nóng chuyện thú rừng (Kỳ 1)

Thị trấn mới Vũ Quang khá yên tĩnh, còn mang dáng dấp hiền lành của một cô gái thôn quê lên thành thị nhưng chưa muốn trút bỏ chiếc áo cánh bà ba.


Nhưng xem ra đằng sau vẻ yên ả, Vũ Quang không hề kém “nóng” về buôn bán thịt thú rừng so với các huyện Hương Sơn, Hương Khê hay đô thị trung tâm của tỉnh Hà Tĩnh…

Đặt trước sẽ cóThấy nhóm thanh niên còn phân vân chọn món cho bữa trưa, ông chủ quán ăn N.M. nằm ngay đối diện cổng Trường cấp 3 Vũ Quang nhanh nhảu mời chào:- Hay các chú dùng đồ nhậu đi, hôm nay có lợn rừng.- Lợn rừng hay lợn nuôi đấy bác? -Một cậu trong nhóm hỏi đùa- Đồ rừng thật, không phải nuôi đâu. Lát nữa chú xem, chỉ nhìn qua móng là biết.- Gần ban quản lý mà cũng có đồ rừng hả bác?- Chẳng những lợn, mà cheo cheo, chồn, cắn cắn (tê tê – PV), cá quý nếu muốn có cả con sống, nhưng phải đặt trước” – vị chủ nhà hàng khẳng định như đinh đóng cột.Trong đà câu chuyện vừa trở nên rôm rả với nhóm khách qua đường, chủ quán kể thường khi có khách đặt người nhà ông lên tận gốc lấy, như vậy được giá rẻ hơn, còn để dân đi săn đưa xuống quán thì đắt vì họ còn tính thêm lộ phí rải cho các trạm kiểm soát. Ông nhẩm đếm trên đầu ngón tay chừng không dưới chục mối, lúc nào cũng có thể a lô đặt hàng, khách không phải chờ lâu.Trước quán ăn của ông có một chiếc lồng được quây bằng lưới thép B40 để trống, chủ quán cho biết trước ông vẫn thường nhốt thú rừng ở đó, nay tìm được chỗ nhốt rộng hơn, xa hơn nhưng vẫn thường đưa khách tới tận nơi, khách chỉ con nào bắt con đó.N.M. không phải là quán duy nhất phục vụ thịt thú rừng ở Vũ Quang. Dạo quanh thị trấn, chúng tôi được biết không ít quán xá khác, không chỉ là quán nhậu, cũng có thú rừng, dù họ không trưng biển quảng cáo hay giới thiệu trong thực đơn. “Đặt trước sẽ có” là lời hứa hẹn của tất cả các chủ quán bán thú rừng công khai hoặc bí mật mà chúng tôi gặp.Chủ quán bi-da Đ.T. bảo: “Gọi 30 phút là có hàng từ Hương Sơn mang sang, nhưng lấy nhiều bọn tôi mới đi vì phải chở bằng ô tô rất tốn kém. Chủ yếu là lợn ri, mang, nai, nếu muốn khỉ con mang về nuôi cũng có”.Chúng tôi ngỏ ý chỉ mua ít đặc sản về thủ đô làm quà biếu, ông chủ quán liền hồ hởi giới thiệu và cho số điện thoại thông gia: “Bên ấy toàn khách đại gia Hà Nội và Sài Gòn, vừa rồi còn chở cả hai con hươu ra ngoài đó đánh tiết canh cho khách tại nhà luôn”.Theo chỉ dẫn của ông chủ quán bi-da, chúng tôi vào thôn Hải Thượng Lãn Ông, xã Sơn Trung của huyện Hương Sơn tìm gặp bà chủ quán T.T. Có lẽ vì tốp khách không đủ xịn, bà chủ tỏ vẻ không mặn mà tiếp đón: “Các chú mua ít thế không ai nhận chuyển được vì chẳng bõ công, chị phải gọi lấy từ nơi khác đến chứ không để ở nhà”….Bẫy chờHà Tĩnh tạm ráo sau những trận mưa dai dẳng suốt tuần. Việc xâm nhập tìm hiểu đường dây vận chuyển động vật hoang dã không suôn sẻ như dự định, chúng tôi chuyển hướng, lần theo dấu vết của những thợ săn.Nhờ người quen giới thiệu, cuối cùng chúng tôi cũng thuyết phục được Toàn – một tay săn rừng kỳ cựu nay đã giải nghệ – đồng ý dẫn đường. Trước chuyến đi, Toàn dặn dò khá kỹ: “…tuyệt đối không chụp ảnh, nếu gặp người đi làm gỗ, săn bắn hay đánh cá thì cười xã giao chứ đừng có hỏi han, nếu không tôi cũng khó đảm bảo an toàn đấy cho các anh đấy…”Bỏ lại quãng đường đèo dốc hai mươi cây số sau lưng, nhóm vào xã Hương Quang, mang theo ít đồ ăn và nước uống đủ cho vài ba ngày nằm rừng. Gần nửa ngày trời lội bộ đi qua hàng chục con suối lớn, nhỏ, chúng tôi gặp không ít tốp người đeo tải, vác nứa khô lên rừng. Toàn bảo trong tải ấy thường là cưa máy, kích điện, còn ống nứa và túi thì có súng săn. Chúng tôi làm theo hướng dẫn, chỉ cười xã giao…

Lán trại tạm bợ của thợ săn trong rừngThi thoảng trên tầng thảm mục rừng có xác những con thú nhỏ như don, chuột đang phân hủy, có thể chúng đã chết rữa thê thảm trong những chiếc bẫy mà thợ săn bỏ sót không kiểm tra. Một vài lán nhỏ lợp mái lá được dựng sơ sài, trên nền đất còn vất vương những que kẹp, xiên nhọn xém đen hai đầu, một số mẩu củi cháy dở được cố tình dụi tắt. Anh Toàn bảo thợ săn thường lập lán và nấu ăn ngay dưới những gốc cây to ven suối để tránh bị kiểm lâm phát hiện.Rời đường mòn rẽ vào một khe suối nhỏ, chúng tôi phát hiện những rọ tre đan thô bằng cành cây để bẫy rùa. Nhóm thận trọng lần theo những chiếc rọ, tìm thấy thêm vài chiếc bẫy thủ công bằng dây phanh, được ngụy trang bằng đống lá mục ẩm ướt.Toàn cho biết thường đặt bẫy xong khoảng 4 đến 5 ngày thợ săn quay lại kiểm tra. Trong lúc đi đặt bẫy, họ cũng rất dè chừng không dẫm vào đất mềm để lại dấu vết, thậm chí còn phải để ý không vướng vào mạng nhện, nếu bị bắt sẽ dính phạt như chơi.Mỗi lần đặt bẫy như vậy, tốp săn đặt khoảng 50 đến 100 cái, tủy theo số lượng người đi. Bẫy gồm nhiều loại, cả bẫy gỗ, bẫy dây, bẫy sắt, đào hố…, đặt so le nhau và tùy theo phỏng đoán đường đi của thú rừng. Cách dụ con thú vào bẫy cũng rất công phu, họ chặt cành cây rải vướng hai bên, khéo léo dồn thú chọn lối thông thoáng mà đi…thẳng vào bẫy.Bẫy treo thì vít các ngọn cây xuống gắn với bẫy, con thú nào vô phúc chạm nhẹ là cái ngọn cây kia bật lên, bẫy vít chặt chân con thú mà kéo ngược.Dân đi săn thường tập hợp lại từng hội từ 5 đến 7 người, đôi khi dùng thêm cả chó săn hỗ trợ. Ngày thì tìm săn khỉ, lợn rừng, đêm thì săn cầy, chồn, nhím, don . Khi thợ săn phát hiện cây rừng có quả và xuất hiện dấu vết ăn của thú là buổi chiều người ta đã đến mai phục sẵn ở đó, tối đến thú rừng đến ăn thì bóp cò,Cứ như thế, chẳng con thú nào đã lọt vào tầm ngắm mà thoát được…
Nguồn: Diễn Đàn Đầu Tưcòn nữa

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP