Phóng sự - Ký sự

Đức Thọ(Hà Tĩnh): Toàn xã hội chăm lo công tác thương binh, liệt sĩ

Trưởng phòng Lao động- Thương binh & Xã hội huyện Đức Thọ Nguyễn Văn Đông là người có trí nhớ khá tốt. Anh đọc vanh vách cho tôi hàng dãy số liệu mà không cần sự trợ giúp của sách vở hoặc máy vi tính.


Cả huyện có 3.795 liệt sĩ, gần 3.900 thương, bệnh binh, 1.700 thân nhân liệt sĩ, 71 mẹ VNAH, 6.685 người có công hiện đang hưởng trợ cấp thường xuyên của nhà nước. Anh nói: “ Đây là niềm tự hào và cũng là trách nhiệm thiêng liêng, cao cả của Đảng bộ và nhân dân Đức Thọ”

Chu đáo mộ phầnMấy năm qua, khi kinh tế xã hội ngày một khám khá hơn, song song với việc chăm lo cuộc sống của thân nhân liệt sĩ, gia đình thương binh- bệnh binh, Đức Thọ tập trung đúng mức cho xây dựng công trình nghĩa trang liệt sĩ của huyện và nhà bia tưởng niệm của các xã. Từ năm 2007 đến nay, Huyện chỉ đạo tôn tạo, nâng cấp nghĩa trang liệt sĩ tại xã Đức lập. Năm nay, tuy ngân sách còn nhiều khó khăn, Huyện vẫn đầu tư gần 9 tỷ đồng cho ốp đá hoa cương 560 mộ, xây mới 532 mộ dự phòng, xây nhà quản trang, nhà thờ, nhà đón tiếp thân nhân liệt sĩ đến thăm viếng, từ nguồn vốn của trung ương và địa phương. Đến nghĩa trang vào dịp này, mọi người sẽ được chiêm ngưỡng một công trình tưởng niệm khá hoành tráng, đẹp đẽ và tôn nghiêm, tương xứng với sự hy sinh lớn lao của con em quê hương trong ba cuộc chiến.Nhận thức sâu sắc đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, hiểu rõ nguyện vọng của bà con thân nhân liệt sĩ, các xã trong huyện cũng ưu tiên ngân sách, vận động con em trong và ngoài địa bàn hướng về cội nguồn, xây dựng được 27/28 nhà bia tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ của địa phương. Chỉ còn Tân Hương, xã miền núi có khó khăn hơn cũng sẽ hoàn thành vào cuối năm nay. Trong số đó, được đầu tư cao nhất, xây dựng đẹp nhất là các xã Bùi Xá, Trường Sơn, Đức Long, Thái Yên, Đức Châu…Ngoài ra, sau những đợt lũ lụt, các xã vùng thấp trũng, ngoài đê đều trích ngân sách hàng chục triệu đồng, xã nhiều nhất như Đức La đến 150 triệu đồng để sữa chữa, tôn tạo lại nhà bia tưởng niệm. Trước những ngày lễ, tết, xã động viên các cháu thanh thiếu niên, học sinh dọn vệ sinh, trồng và chăm sóc cây cảnh, làm cho cảnh quan nghĩa trang, nhà bia tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ ngày một sáng đẹp, xanh tươi.Hôm vừa rồi, đến làm ảnh minh họa cho bài viết này, tình cờ tôi được gặp cụ Hoàng Tường và các con cháu từ Vinh về thăm viếng, thắp hương cho con trai cả, hy sinh tại mặt trận Quảng Trị, được quy tập về nghĩa trang liệt sĩ của huyện. Cụ nói với tôi: “ Nghĩa trang huyện ta ngày mỗi đẹp hơn. Mới một năm, nay về thấy khác quá. Tôi thích nhất là nhà thờ liệt sĩ mới xây xong, nhìn đẹp đẽ, nguy nga thật. Cảm ơn Đảng bộ, chính quyền và bà con quê ta đã rất quan tâm tới con tôi và đồng đội của chúng nó!”Quan tâm cuộc sốngChủ tịch UBND huyện Đức Thọ Võ Công Hàm chỉ vào tấm bản đồ treo trên tường phòng làm việc, nói với tôi: Đức Thọ nhìn theo trục đường 8A thì thấy “ngon ăn”, bởi đồng bằng, trù phú, giao thông thuận lợi. Song 27 xã, thị trấn thì có đến 7 xã vùng đồi núi, 7 xã thấp trũng ngoài đê, ngày thường đi lại đã khó khăn, khi bị lũ lụt chia cắt làm cho mọi hoạt động ngưng trệ, mất liên lạc có khi đến hàng vài ba tuần lễ. Thế nhưng công tác chính sách, việc chăm lo đời sống của những người có công nói chung, gia đình thương binh, liệt sĩ nói riêng không bao giờ bị gián đoạn. Đến năm 2010, toàn huyện đã giải quyết về cơ bản chế độ cho các đối tượng chính sách. 271 bộ hồ sơ tồn đọng đã được huyện đề nghị lên trên xét duyệt được 122 bộ. Còn 149 trường hợp rà đi soát lại rất kỹ, không đủ điều kiện, chúng tôi phải đích thân mời từng hộ lên động viên, giải thích rõ và trả lại cho bà con. Các đối tượng này tuy không được đáp ứng theo yêu cầu song nói chung đều thỏa mãn, đồng tình với cách xử sự của huyện.Tùng Ảnh là xã đi đầu trong thực hiện chế độ chính sách thương binh- liệt sĩ và người có công kịp thời, công khai, dân chủ. Là xã khoa bảng, đối tượng con em thoát ly, thành đạt nhiều ở các lĩnh vực nên rất quan tâm tới các đối tượng chính sách. Bà con từ khắp nơi gửi về ủng hộ quê hương hàng tỷ đồng xây dựng nhà bia tưởng niệm, làm nhà tình nghĩa, chăm sóc người có công. Phong trào từ đó lan tỏa ra nhiều xã trong huyện như Thị trấn Đức Thọ, Thái Yên, Trường Sơn, Bùi Xá, Đức La, Đức Châu…Ngoài việc chăm lo đời sống, học hành, công ăn việc làm cho gia đình và con em thương binh – liệt sĩ, các xã đã xây dựng 135 nhà tình nghĩa với số tiền hỗ trợ cho mỗi nhà thấp nhất là 40-50 triệu đồng, cao nhất là từ 100-150 triệu đồng. Năm 2012, toàn huyện phấn đấu xây tiếp 35 ngôi nhà cho số đối tượng còn lại từ nguồn Quỹ đền ơn đáp nghĩa.Cảm động trước sự quan tâm của toàn xã hội, hầu hết các gia đình chính sách, người có công ở Đức Thọ đều cố gắng vươn lên trong lao động sản xuất, đóng góp sức mình cho sự phát triển của địa phương. 14 % số hộ làm ăn khá giả, 76,5% hộ có cuộc sống trên trung bình, chỉ khoảng 9,5% còn khó khăn do già yếu, bệnh tật hoặc thuộc diện trợ cấp thấp.Điều đáng quý là, dù bị thương tật nặng, di chứng chiến tranh hành hạ khi trái gió trở trời, hàng trăm anh chị em thương binh đã nêu cao truyền thống bộ đội cụ Hồ, “tàn mà không phế”, tìm kiếm việc làm để bớt gánh năng cho gia đình, xã hội và giúp đỡ mọi người xung quanh mình. Nổi bật có các tấm gương cao đẹp như: Phạm Quang Tiến, thương binh hạng 1/4 ở xã Đức Hòa. Sau khi được đón từ trại an dưỡng thương binh nặng ở Nghệ An về nhà, anh thành lập doanh nghiệp tư nhân Công Tiến, chuyên sản xuất vật liệu xây dựng. Với 3 thuyền máy, 2 băng truyền liên hợp, 1 máy xúc lật, 2 máy cẩu vận hành, Tiến đã lo việc làm thường xuyên cho 23 lao động địa phương với mức thu nhập ổn định từ 3,5 – 4 triệu đồng/ người/ tháng. Doanh thu bình quân của doanh nghiệp mỗi năm từ 450-500 triệu đồng, nộp ngân sách từ 150-180 triệu dồng /năm. Ngoài ra còn ủng hộ địa phương hơn 100 triệu đồng làm đường GTNT, tặng quà, trao quỹ khuyến học…Hà Vi Hải cũng là thương binh nặng hạng 1/4 ở Thị trấn Đức Thọ. Chẳng những tập trung đầu tư cho 2 đứa con vào đại học, anh còn thành lập một tổ chuyên nhận đổ mái công trình, tạo việc làm hàng ngày cho 20 lao động. Thương binh nặng Trần Hiếu ở xã Đức Châu, thuê đất của địa phương, mở trang trại nuôi cá, vịt đàn, trồng cây ăn quả rộng gần 3 ha. Cả nhà anh đều có việc làm, mỗi năm thu về trên 100 triều đồng. Bệnh binh- thương binh hạng 4/4 Trần Đình Hội ở xã Đức Lạng, mặc dù sức khỏe yếu, bệnh tật đầy người vẫn hăng hái tham gia hoạt động xã hội. Dưới sự chăm chút, bày dạy của bố, các con anh đều chăm ngoan, học giỏi. Hiện 2 cháu là chiến sĩ công an, 1 cháu ở quân đội, 1 là giảng viên khoa Dược Đại học Huế…Nghe các anh báo cáo tại Hội nghị điển hình gia đình thương binh- liệt sĩ của huyện , thấy mỗi người có cách làm ăn, đóng góp cho phong trào khác nhau, song đều xuất phát từ một ý nghĩ, quyết tâm vươn lên trong cuộc sống để xứng đáng với sự quan tâm của toàn xã hội./.
Khắc Hiể

Công Luận

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP