Trung Quốc

“Độc chiếm biển Đông là chiến lược nhất quán của Trung Quốc”

Cuối tuần qua, việc Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tái khẳng định thiện chí bàn thảo về bộ Quy tắc ứng xử COC với ASEAN trong cuộc gặp với người đồng cấp Indonesia Marty Natalegawa đã khiến nhiều người bất ngờ.

Tuy nhiên Thạc sĩ Hoàng Việt lại cho rằng, đây chỉ là biện pháp “câu giờ” của Trung Quốc.


Cuối tuần qua, việc Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tái khẳng định thiện chí bàn thảo về bộ Quy tắc ứng xử COC với ASEAN trong cuộc gặp với người đồng cấp Indonesia Marty Natalegawa. Thạc sĩ Hoàng Việt (đại học Luật TP.HCM) trong trao đổi với Sài Gòn Tiếp Thị, cho rằng, đây chỉ là biện pháp “câu giờ” của Trung Quốc.Lý giải về quan điểm cho rằng tuyên bố của TQ không thiện chí Thạc sĩ Hoàng Việt cho biết: “Khi mà thế giới đang nghi ngờ và lên án Trung Quốc, đặc biệt khi Philippines kiện Trung Quốc ra tòa, thì việc tuyên bố đồng ý bàn COC chỉ là để “tung hỏa mù”.Thực tế, chiến lược của Trung Quốc về biển Đông rất nhất quán, các phát biểu của các quan chức Trung Quốc trước đây và cả của ông Vương Nghị mới đây đều thống nhất với nhau. Các nguyên tắc của Trung Quốc đưa ra đều ngược lại với COC rất nhiều. Cho thấy Trung Quốc chưa muốn thông qua COC.”Thạc sĩ Việt cũng cho biết dù vừa qua, Thứ trưởng Phạm Quang Vinh cho biết nhân kỷ niệm 10 năm quan hệ đối tác, ASEAN – Trung Quốc sẽ tổ chức cuộc họp đặc biệt giữa các Ngoại trưởng về biển Đông cuối năm nay nhưng ông vẫn cho rằng COC chưa thể được ký kết. Theo đó: “Nội bộ ASEAN đã thống nhất xong rồi. Tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh khẳng định, ASEAN đã nhất trí về COC, chỉ còn chờ Trung Quốc thôi. Còn Trung Quốc cũng chỉ nói sẽ đàm phán thôi. Tương lai COC vẫn chưa rõ ràng lắm đâu.”Trên thực tế, trong phiên hội đàm với Ngoại trưởng Indonesia, Vương Nghị nêu ra nguyên tắc 3 điều bất biến rằng Trung Quốc sẽ “bảo vệ” cái gọi là chủ quyền một cách “rõ ràng, kiên quyết, nhất quán” và thiện chí sẽ bàn thảo COC nhưng những điều đó lại trái ngược hoàn toàn với những gì Trung Quốc đã và đang làm khiến.Thứ nhất, ông Nghị nói rằng Trung Quốc “duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông”, đây là một điều trái ngược hoàn toàn giữa thực tế những gì Trung Quốc đã làm căng thẳng trên Biển Đông với những phát ngôn chính thức. Đặc biệt kể từ sau khi Bắc Kinh thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” phi pháp và phi lý hồi tháng 6 năm ngoái và liên tiếp xây dựng trái phép trên khu vực này, mới đây nhất là tổ chức du lịch trái phép ở Hoàng Sa.Thứ hai, Vương Nghị nói về thiện chí sẽ bàn thảo COC, trong khi thực tế chính Bắc Kinh thường xuyên vi phạm các thỏa thuận chung đã đạt được giữa ASEAN và Trung Quốc thông qua DOC năm 2002, đồng thời tìm mọi cách né tránh đàm phán, ký kết bộ Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC) có tính ràng buộc pháp lý chặt chẽ hơn. Thật khó có thể tưởng tượng ra việc bàn thảo COC khi Trung Quốc có những hành động như phái tàu quân sự bắn cháy cabin tàu cá Việt Nam khi đang đánh bắt tại Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam hay cướp đoạt quyền kiểm soát của Philippines tại bãi cạn Scarborough giữa ban ngày? Hay việc hùng hổ kéo 4 tàu chiến ra bãi James chỉ cách bờ biển Malaysia 80 km đánh dấu lãnh địa cái gọi là đường lưỡi bò (đường chữ U, đường 9 đoạn) phi lý và phi pháp.Thứ ba, Ngoại trưởng Trung Quốc vẫn khăng khăng đòi “đàm phán tay đôi” với từng nước có tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông, một con bài chính trị nhằm làm suy yếu sức mạnh đoàn kết của ASEAN. Các nhà phân tích nước ngoài đã nhận định rõ ràng qua chuyến công du Đông Nam Á đầu tiên sau khi nhậm chức, ông Vương Nghị đã tái xác lập quan điểm của Trung Quốc, chia các nước ở khu vực này ra làm hai “phe” – thân thiện và bất hợp tác.

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và người đồng cấp Indonesia Marty Natalegawa. Ảnh: gazette

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và người đồng cấp Indonesia Marty Natalegawa. Ảnh: gazette

Tờ Trung Quốc Nhật báo (China Daily) cố ra ngày 4/5 của báo trên có bài bình luận của tác giả Ruan Zongze, Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc, với thông điệp chính là ASEAN cần ngăn chặn một số thành viên đối chọi lại với Bắc Kinh “để bảo đảm quan hệ giữa Trung Quốc với khối Đông Nam Á được phát triển.” Bài báo giải thích “Thái Lan có quan hệ thân thiện với Trung Quốc, Indonesia có vị trí quan trọng trong khối ASEAN, Singapore là bộ não của ASEAN, Brunei là chủ tịch đương nhiệm,” trong khi dẫn chứng vô căn cứ rằng Việt Nam và Philippines lại “tìm cách đe dọa quan hệ giữa ASEAN và Trung Quốc để thủ lợi thông qua việc gây sự trên Biển Hoa Nam (Biển Đông)”. Bài viết cáo buộc “Việt Nam và Philippines xâm chiếm các vùng biển, hải đảo của Trung Quốc và đang tìm cách sử dụng các thế lực ngoại bang để củng cố sự chiếm đóng bất hợp pháp của mình.” Các “thế lực ngoại bang” này là Mỹ và Nhật Bản, hai nước mà Trung Quốc nói đang “dây máu ăn phần.” Tham vọng của Bắc Kinh muốn độc chiếm Biển Đông thành ao nhà, dường như vẫn không có gì thay đổi, và bằng các thủ đoạn khác nhau, Trung Quốc vẫn không ngừng tìm cách chia rẽ, gây rối nội bộ ASEAN trong quan điểm giải quyết tranh chấp lãnh hải trong khu vực.

P.V (Tổng hợp từ SGTT, GDVN)

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP