Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn các Bộ: Quốc phòng, Công an, Giao thông Vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Theo bản tin của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, lũ trên các sông từ Nghệ An đến Quảng Bình đang lên nhanh, riêng sông Gianh tại Mai Hóa có khả năng xảy ra lũ đặc biệt lớn; đến trưa 16/10, mực nước trên các sông có khả năng như sau: Sông Ngàn Sâu tại Hòa Duyệt lên mức 9,5 mét, trên báo động 2: 0,5m; Sông Ngàn Phố tại Sơn Diệm lên mức 11,5, ở mức báo động 2; Sông Kiến Giag tại Lệ Thủy lên mức 2,5m, trên báo động 2: 0,3m; Sông Gianh tại Mai Hóa lên mức 8,5m, trên báo động 3: 2m.
Để chủ động ứng phó, xử lý kịp thời những sự cố do mưa lũ gây ra, Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương – Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn đề nghị Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, các Bộ, ngành:
1. Kiểm tra, rà soát các khu dân cư đang sống ở các vùng trũng, thấp, vùng ven sông suối, vùng có nguy cơ cao sạt lở, lũ quét, đặc biệt các khu vực đang có diễn biến sạt lở; tổ chức sơ tán dân để đảm bảo an toàn cho người và tài sản.
2. Bố trí lực lượng kiểm soát giao thông tại những khu vực bị ngập sâu, các bến đò, ngầm qua đường dể hướng dẫn người, phương tiện qua lại nhằm đảm bảo an toàn.
3. Tổ chức kiểm tra hồm đập trên địa bàn, bố trí lực lượng thường trực tại các công trình xung yếu, phát hiện và xử lý ngay những sự cố; sẵn sàng triển khai phương án đảm bảo an toàn hạ du trọng mọi tình huống; chủ động tiêu úng ở các vùng trũng, thấp và có biện pháp chống ngập để đảm bảo sản xuất.
4. Thông báo cho các chủ đầu tư có công trình đang xây dựng trên sông, ven sông, các chủ phương tiện vân tải thủy và chủ đầu tư, đơn vị thi công trên các khu vực biết thông tin về mưa; lũ để chủ động có biện pháp bản đảm an toàn cho người, phương tiện, thiết bị và công trình.
5. Duy trì lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để sẵn sàng ứng cứu khi có yêu cầu.
6. Tổ chức trực ban, theo dõi chặt chẽ, chỉ đạo kịp thời các biện pháp phòng chống lũ; nắm vững thông tin và thường xuyên báo cáo về Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương và Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn.
Chiều 16/10, theo tin từ Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão huyện Hương Sơn cho biết, tính đến đầu giờ trưa 16/10, huyện này đã có 3 người mất tích. Nước dâng nhanh gây ngập lụt tại nhiều thôn ở các xã: Sơn Kim 1, Sơn Kim 2, Sơn Hồng, làm khoảng 670 hộ dân bị ngập lụt; 3 nhà dân tại thôn Làng Chè (Sơn Kim 2) bị lũ cuốn trôi. Trong 3 người bị mất tích, trong đó 2 người bị lũ cuốn trôi gồm ông Hồ Hữu Lành (xóm 7, xã Sơn Diệm), anh Nguyễn Văn Oanh (18 tuổi, thôn Hạ Vàng, xã Sơn Kim 2) và 1 người khác chưa rõ nguyên nhân.
Nước từ thượng nguồn đổ về rất nhanh. Thị trấn Phố Châu đã bắt đầu bị ngập nước, các xã như Sơn Trường, Sơn Hàm và nhiều xã vùng hạ du nước đã ngập tới nửa nhà.
Tại huyện Hương Khê, đến trưa nay, trên địa bàn huyện đã có 707 hộ dân ở 21 xã, thị trấn ngập trong nước và bị cô lập. Thân đập MaKa ở xã Hương Giang bị lở; tại chợ Gia thuộc xã Phú Gia, nước lũ ngập cao 1,5m. Để chủ động phòng chống mưa bão, huyện Hương Khê đã họp khẩn, giao nhiệm vụ cho các thành viên về chỉ đạo ở các địa phương. Đến trưa nay, toàn huyện Hương Khê đã di dời trên 90 hộ dân lên vùng tránh lũ an toàn, một số vật dụng, trâu bò cũng được di dời đảm bảo. phòng lũ…
Sáng 16/10, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh đã bố trí hơn 300 cán bộ chiến sĩ và 6 ca nô để chia thành 3 tuyến đi ứng cứu tại 3 huyện miền núi Hương Khê, Vũ Quang, Hương Sơn và cung cấp lương thực, thực phẩm cho nhân dân bị cô lập. Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh đã điều động 50 cán bộ chiến sỹ tham gia khắc phục đoạn bị sạt lở trên tuyến QL 8A thuộc xóm Cây Trắc, xã Sơn Tây (Hương Sơn).
Theo dự báo, đỉnh lũ có thể đạt mức kỷ lục của năm 2002.
Công Tâm
Gia Đình