Văn hoá Dân gian

Chuyện từ cô cháu gái xinh đẹp của đại thi hào Nguyễn Du

Một lần , cô giáo dạy văn trường PTTH Chu Văn An ( Hà Nội ) kể cho tôi nghe giờ lên lớp dạy về Truyện Kiều , cô gọi con trai tôi đứng dậy và hỏi “Em có biết người viết Truyện Kiều là ai không?” . Cậu con trai tôi mặt đỏ bừng , ngắc ngứ “ Dạ , thưa cô , ông ấy là … là …ông ấy cùng quê với bố em ạ ” . Cả lớp cười ồ lên , còn cô giáo thì buồn bã lắc đầu “ Con ông nhà văn mà không biết tác giả Truyện Kiều là ai , chán quá” .

Tâm trạng tôi như thế nào thì tôi nhớ đến những câu thơ trong truyện Kiều như thế , như là cụ Nguyễn Du đã nói hộ lòng mình trong bao nhiêu thăng trầm của cuộc sống .
hatin24h
“ Ngựa xe , sương khói , bến Giang Đình” 

Kể xong câu chuyện , cô bảo “ Cũng may mà nó còn biết ông ấy cùng quê với bố” .

Không phải chỉ cậu con trai tôi dốt văn mà tôi đồ rằng hàng triệu người Việt Nam , từ người không biết chữ , đến người biết chữ , đã đọc , đã thuộc lòng , đã ngâm Kiều , ru con bằng những câu thơ trong Truyện Kiều , hay bói Kiều mà nhiều người trong số đó chắc gì đã biết đến Nguyễn Du , đại thi hào dân tộc , danh nhân văn hóa thế giới , tác giả Truyện Kiều bất hủ .

Tôi đã đọc Truyện Kiều bao nhiêu lần không nhớ nữa , và luôn tự hỏi điều gì đã làm nên thiên tài Nguyễn Du ? làm nên những câu thơ lục bát tuyệt diệu như thế ?

Mỗi lần mùa thu đến , trong tôi lại ngân lên “ long lanh đáy nước in trời / thành xây khói biếc , non phơi bóng vàng” .

Còn mùa xuân , khi mở cửa sổ nhìn đám cỏ non ngoài vườn tôi lại ngâm ngợi câu thơ “ Cỏ non xanh rợn chân trời / cành lê trắng điểm một vài bông hoa …Đầu hiên thỏ thẻ oanh vàng / nách tường bông liễu bay ngang trước mành …” .

Đêm ở Sóc Sơn một mình , nhìn ánh trăng xanh ngoài cửa sổ , nhìn cây lê đang nở hoa , tự nhiên tôi thốt lên “ Bóng trăng đã xế , hoa lê lại gần” .

Tâm trạng tôi như thế nào thì tôi nhớ đến những câu thơ trong truyện Kiều như thế , như là cụ Nguyễn Du đã nói hộ lòng mình trong bao nhiêu thăng trầm của cuộc sống .

Người ta nói tất cả tâm trạng của con người Việt Nam đều có trong Truyện Kiều . Bởi thế người ta mới bói Kiều .

Buồn trông cửa bể chiểu hôm

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa

Buồn trông ngọn nước mới sa

Hoa trôi man mát biết là về đâu

Buồn trông ngọn cỏ rầu rầu

Chân mây mặt đất một mầu xanh xanh

Buồn trông gió cuốn mặt ghềnh

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi …

Trong đầu tôi cứ ngân lên những câu thơ trên khi đứng trước bến Giang Đình .

Tôi bỗng nhớ tới lần về thăm quê Nguyên Du . Tại làng Tiên Điền ,

tôi nhìn thấy một cô gái tóc dài chấm gót , da trắng , người thon nhỏ , gương mặt xinh xắn trong chiếc áo dài mầu hồng đang hướng dẫn khách tham quan .

Cô gái gật đầu chào tôi như đã quen biết từ trước . Khi tôi nói tên mình , cô bảo “ Em biết , tiểu thuyết XUYÊN CẨM của anh vừa được giả thưởng văn học nghệ thuật NGUYỄN DU” .

Anh Đinh sỹ Hồng , trưởng ban quản lý khu di tích Nguyễn Du lúc đó giới thiệu

“ Em đây là Nguyễn Thị Vân Huyền cháu gái đời thứ 8 của cụ Nguyễn Du” .

Tôi làm quen với cô cháu gái xinh đẹp của đại thi hào Nguyễn Du từ đó .

Huyền dẫn tôi đi coi những hiện vật trong khu di tích , đi dâng hương ở khu nhà thờ họ Nguyễn , đi viếng mộ Nguyễn Du …

Tôi nói cảm tưởng của mình mỗi khi đứng trước bến Giang Đình và đọc cho Huyền nghe câu thơ của tôi vừa làm

“ Ngựa xe , sương khói , bến Giang Đình” .

Huyền đứng yên , nhìn về phía xa xa của bến Giang Đình , nước mắt rơm rớm…

Theo chính sử , năm 1771 , Nguyễn Nghiễm thân phụ Nguyễn Du thôi giữ chức tể tướng về trí sỹ ở quê nhà .

Nguyễn Du cũng theo cha về quê . Nguyễn Nghiễm đi trên ba chiếc thuyền hải mã , cờ xí rợp trời , dân làng đứng chật hai bến sông …

“ Ân điển của triều đình từ trước tới nay chưa từng có” chính Nguyễn Du đã viết trong “ Giang Đình hữu cảm” như vậy .

Vân Huyền nói rằng tên bến Giang Đình là do thân phụ Nguyễn Du đặt cho.  Thời đó , ngựa xe võng lọng đi lại như mắc cửu cảnh trí có khác gì Ngọ Kiều nhà Đường .

Tại bến Giang Đình , Nguyễn Du đã được chứng kiến cảnh vinh hoa phú quý của gia đình mình.  Nhưng , chẳng được bao lâu , năm Bính Thân ( 1776 ) Nguyễn Nghiễm mất lúc Nguyễn Du mới tròn 11 tuổi. Hai năm sau, mẹ ông, bà Trần Thị Tần lâm bệnh rồi cũng mất ở tuổi 39 .

Nguyễn Du mồ côi cả cha lẫn mẹ .

Tròn 19 tuổi , Nguyễn Du dự khoa thi hương ở Sơn Nam và đậu tam trường.

Ông lấy vợ là bà Đoàn Thị Huệ, con gái Đoàn Nguyên Thục, ở trấn Sơn Nam ( nay là tỉnh Thái Bình ) đỗ tiến sỹ năm nhâm thân (1752) .

Năm giáp thìn ( 1784 ) kiêu binh nổi loạn đốt phá tư dinh Nguyễn Khản ở phường Bích Câu .

Năm bính ngọ ( 1786 ) Tây Sơn đánh Thuận Hóa rồi tiến ra Bắc, Trịnh Tông bị bắt và tự tử, kết thúc 216 năm “ Vua Lê, chúa Trịnh” .

Năm mậu thân ( 1788 ) Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, vua Lê Chiêu Thống chạy đi cầu viện nhà Thanh. Nguyễn Du lánh về ở nhờ nhà mẹ vợ  tại Thái Bình .

Năm tân hợi ( 1791 ) anh thứ tư cùng cha khác mẹ của Nguyễn Du là Nguyễn Quýnh chống Tây Sơn bị bắt và bị giết , dinh cơ họ Nguyễn Tiên Điền cũng bị đốt phá …

Cuộc đời dâu bể , ngũ lục tang thương cùng với 10 năm lưu lạc ăn nhờ ở đợ quê vợ là những năm cùng cực của Nguyên Du . Nguyễn Du gọi quảng thời gian này là “ Mười năm gió bụi” ( Thập tải phong trần ) , mới 30 tuổi mà đầu ông đã bạc trắng như ông đã giải bày trong bài  U Cư :

Mười năm trọn quê người nấn ná

Nương quê người tóc đã điểm sương .

Gần đây , tôi có đọc một bài viết của một học giả đăng trên một tờ báo  nói rằng “ Mười năm gió bụi” mà cụ Nguyễn nói không phải là mười năm ở nhờ nhà vợ . Đó là khoảng thời gian Nguyễn Du đi sứ rồi ở lại Trung Hoa , cùng với một người bạn ngao du sơn thủy , chứng kiến bao cảnh đời , cảnh người  cảnh sắc thiên nhiên với bao khổ đau tục lụy để Nguyễn Du viết nên Truyện Kiều ?!

Sự thực thế nào tôi không thể khảng định . Nhưng có những điều mà tôi biết qua những tư liệu lịch sử thì Nguyễn Du đã sống trong những tháng ngày đầy biến động của gia đình cũng như  đất nước .

Theo sử sách , khi Đoàn Nguyên Thục mất , Nguyễn Du đành cõng người con trai còn lại là Nguyễn Tứ về quê cha đất tổ ở Tiên Điền .

Khác với lần trước trở về trong ba con thuyền Hải mã , cờ xí rợp trời …Lần này trở về quê nhà của tan hoang , anh em ly tán .

Nguyễn Du đã phải thốt lên “ Hồng Lĩnh vô gia huynh đệ tán” .

Được bà con chia cho một mảnh đất ở thôn Thuận Mỹ để làm nhà ở , nhưng  vốn sinh ra trong nhung lụa ,  Nguyễn Du chẳng biết làm gì ngoài sách vở thánh hiền “ Đêm nằm nghe gió bấc thổi qua liếp cửa , tiếng chuột chạy trên đống sách mà buồn” …

Nguyễn Du toan trốn vào Gia Định theo Nguyễn Ánh nhưng bị phát giác , bị bắt giam . May nhờ Nguyễn Thận là bạn thân với người anh ruột cùng mẹ là Nguyễn Nễ nên ông chỉ bị giam mấy tháng rồi được thả .

“ Bốn bề gió bụi  ,nghĩ tình nhà , việc nước mà rơi lệ …”

Đó phải chăng là tâm trạng của Nguyễn Du khi ông viết Truyện Kiều ?

Cũng hiểu vì sao mà thơ ông đau đớn và buồn đến vậy

Tôi vừa nghe nhà thơ Lê Duy Phương thông báo, vợ chồng Vân Huyền vừa hoàn thành một bức tượng đại thi hào Nguyễn Du bằng gỗ quý, lại thấy Vân Huyền trên fb tâm sự nhiều điều về đại thi hào Nguyễn Du …

Dương Kỳ Anh :Viết lại tại nhà vườn Sóc Sơn 2015

  • Tài liệu lịch sử trong bài viết do sở văn hóa ( Sở VHTTTT ) Hà Tĩnh cung cấp nhân kỷ niêm 250 năm Nguyễn Du
Theo Tamnhin.net

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP