Doanh Nghiệp Hà Tĩnh

Chuyện ghi sau 2 tháng ‘Cuộc đối thoại giữa Chủ tịch Hà Tĩnh Đặng Quốc Khánh với doanh nghiệp’

Cuộc đối thoại lần đầu tiên giữa ông Đặng Quốc Khánh, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh với hơn 200 doanh nghiệp địa phương này vào ngày 13.8.2016 đã gây được sự chú ý của dư luận cũng như cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân. Sau 2 tháng kể từ ngày đối thoại, nhiều chuyển biến tích cực trong việc giải quyết các vướng mắc đã được các doanh nghiệp trong tỉnh ghi nhận.

  >> Doanh nghiệp Hà Tĩnh nói gì sau cuộc đối thoại với Chủ tịch tỉnh

hatinh24h  Cuộc đối thoại lần đầu tiên giữa ông Đặng Quốc Khánh, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh với hơn 200 doanh nghiệp địa phương này vào ngày 13.8.2016 đã gây được sự chú ý của dư luận cũng như cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân.

Nhiều chuyển biến tích cực

Đã hai tháng trôi qua kể từ cuộc đối thoại đầu tiên giữa ông Đặng Quốc Khánh, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh với hơn 200 doanh nghiệp tỉnh nhà. Trong thời gian đó, rất nhiều ý kiến, vướng mắc của nhiều doanh nghiệp đã được gửi đến Chủ tịch UBND và  bộ phận tiếp nhận thông tin để mong được tháo gỡ, giải quyết khó khăn.

Ông Trần Phát Đạt, chủ tịch Hiệp hội Doanhhuyện Hương Khê cho biết, kể từ sau cuộc đối thoại với Chủ tịch tỉnh, đã có nhiều chuyển biến tích cực trong việc giải quyết các vấn đề vướng mắc. Ví dụ, nhiều vụ việc ông trực tiếp nhắn tin cho Chủ tịch tỉnh đã được giải quyết, đặc biệt là các chính sách liên quan đến thuế, ngân hàng…doanh nghiệp đã được tạo nhiều điều kiện thuận lợi hơn. Một số các thông tư, quy định cũng được xử lý phù hợp với hoạt động của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, riêng đối với Hương Khê, còn một số vấn đề mà Hiệp hội doanh nghiệp Hương Khê đã có kiến nghị nhưng chưa được giải quyết. Đó là việc thi hành các bản tuyên án của tòa án ba cấp vụ án tranh chấp đất rừng giữa Công ty TNHH MTV cao su Hương Khê và ông Lê Hữu Chí (xã Hương Giang, Hương Khê). Tại vụ án này, các tòa án cấp sở thẩm, phúc thẩm và tòa án nhân dân tối cao đã tuyên án  ông Lê Hữu Chí di dời toàn bộ số cây keo, trả lại mặt bằng cho công ty nhưng chưa được huyện Hương Khê thi hành. Ngoài ra, ông mong muốn lĩnh vực xây dựng cơ bản sẽ ngày càng được công khai, minh bạch hóa để các doanh nghiệp xây dựng phát triển, công bằng, không có các hình thức tiêu cực trong đấu thầu..vv.

Ông Hoàng Minh Tuân, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Huyện Kỳ Anh nhận thấy, sau cuộc đối thoại, với việc thành lập Trung tâm hỗ trợ phát triển Doanh nghiệp, các doanh nghiệp khi đến làm việc với các sở, ban ngành thì thời gian đã được rút ngắn đến 50%, tạo thuận lợi, nhanh chóng trong việc gửi các văn bản kiến nghị, sổ sách… Có sự chỉ đạo quyết liệt của Chủ tịch tỉnh, các ban ngành cũng nhìn rõ được vấn đề và có sự nỗ lực, tích cực hơn.  Tuy nhiên, cũng còn cái hạn chế là những kiến nghị cũ của nhiều doanh nghiệp ở Kỳ Anh đến nay vẫn chưa được giải quyết. Ví dụ các vấn đề liên quan đến hàng loạt mỏ đá ở TX Kỳ Anh… Tất nhiên, theo ông, việc giải quyết các vấn đề cũng cần thời gian. Ông mong muốn Chủ tịch tỉnh đã nói và hứa thì phải đi đôi với làm, các vấn đề tồn đọng chỗ nào thì làm chỗ đó, giải quyết dứt khoát cho doanh nghiệp.

Ông Trần Phát Đạt, chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Hương Khê

Một doanh nghiệp ở huyện Lộc Hà cũng mong và hi vọng rằng, với sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt của lãnh đạo tỉnh, môi trường kinh doanh, đầu tư tại Hà Tĩnh trong thời gian tới sẽ ngày càng chuyển biến hơn nữa. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp ngày càng phát triển, tăng nguồn thu ngân sách, tạocông ăn việc làm cho người lao động, đóng góp vào sự phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh nhà.

Cần ý thức trách nhiệm cao của nhiều bên

Ông Dương Tất Thắng, phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh chia sẻ, trong buổi đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh, các doanh nghiệp đã thẳng thắn, chia sẻ nhiều ý kiến vướng mắc và kiến nghị. Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Quốc Khánh cũng đã công khai số điện thoại để doanh nghiệp có thể phản ánh trực tiếp, và cũng đã nhận được nhiều thông tin. Sau đó Chủ tịch tỉnh đã có văn bản và các chỉ đạo trực tiếp đến các cơ quan quản lý nhà nước yêu cầu tập trung xử lý, tháo gỡ những vướng mắc của doanh nghiệp.

Thủ tục hành chính luôn là rào cản lớn trong sự phát triển của doanh nghiệp. Hiện nay, tỉnh đã thành lập Trung tâm Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và Xúc tiến đầu tư tỉnh trưc thuộc Văn phòng UBND tỉnh. Với việc thành lập trung tâm, tất cả các thủ tục hành chính về đầu tư dự án không sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh được thu về một mối, giảm thiểu sự tiếp xúc giữa doanh nghiệp với các cơ quan hành chính nhà nước, từ đó tránh được các phiền hà, nhũng nhiễu cho doanh nghiệp. Trung tâm cũng là nơi tiếp nhận ý kiến của doanh nghiệp, chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền theo dõi, đôn đốc việc giải quyết của các đơn vị. Trường hợp nào khó khăn, vướng mắc hoặc vượt thẩm quyền, Trung tâm sẽ trực tiếp báo cáo với Chủ tịch UBND tỉnh để xử lý cho doanh nghiệp một cách thấu đáo nhất.

Ông Dương Tất Thắng, phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh.

Trong quá trình chỉ đạo, các huyện, các cơ quan quản lý nhà nước giải quyết các vấn đề ngày càng được nâng cao, nhanh và có trách nhiệm hơn. Tỉnh cũng đang tập trung xây dựng Đề án thành lập Trung tâm hành chính công tỉnh, dự kiến sẽ đi vào hoạt động thử nghiệm từ quý 2 năm 2017. Sau khi đi vào hoạt động, Trung tâm sẽ là đầu mới tập trung để các sở, ban ngành thuộc UBND tỉnh, các cơ quan trung ương đóng trên địa bàn tỉnh tiếp nhận, hướng dẫn, phối hợp giải quyết hồ sơ và trả kết quả cho các cá nhân, tổ chức, trong đó có doanh nghiệp. Đặc biệt, theo phân công nhiệm vụ, Chủ tịch UBND tỉnh trực tiếp làm Trưởng ban đổi mới và phát triển doanh nghiệp tỉnh, sẽ là điều kiện thuận lợi để tăng cường chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nhất là trong cải cách thủ tục hành chính.

Ngoài ra, các thành viên trong Uỷ ban tỉnh, giám đốc các sở, ban ngành trong các cuộc giao ban hằng tháng đểu có những trao đổi, chỉ đạo giải quyết các vướng mắc cho doanh nghiệp.

Về đạo đức công vụ, tỉnh cũng đã có những cố gắng để khắc phục các vấn đề còn tồn tại.. nhưnghiện vẫn chưa được triệt để.

Tuy nhiên, ngay trực tiếp tại cuộc đối thoại cũng có thể thấy nhiều doanh nghiệp chưa thật sự thẳng thắn, cụ thể trong các vấn đề mà mình đang vướng mắc, nhiều ý kiến còn phản ánh chung chung. Có thể doanh nghiệp còn ngại, tránh va chạm, điều này cũng gây khó khăn trong quá trình xử lý. Muốn giải quyết tốt các vấn đề, còn cầncác doanh nghiệp phải có sự thẳng thắn hơn nữa.

Về một số ý kiến mong muốn lĩnh vực xây dựng cơ bản ngày càng phải minh bạch, công khai, ông Dương Tất Thắng cho biết, trong những năm tới đầu tư công sẽ thắt chặt, nguồn lực có hạn và luật đấu thầu cũng ngày càng chặt chẽ, các doanh nghiệp trong lĩnh vực này cần có những nghiên cứu, điều chỉnh phù hợp để phát triển trong giai đoạn tiếp theo.

“Kể từ sau cuộc đối thoại, tất cả mọi cái khác hẳn thì chưa. Để có sự chuyển biến rõ nét nữa hơn cũng cần có thời gian, hiểu biết pháp luật và ý thức trách nhiệm cao của nhiều bên: như giữa cơ quan QLNN với doanh nghiệp, giữa cơ quan QLNN với nhau cũng như giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp”, ông Thắng chia sẻ.

Mai Nguyễn – Hà Vy

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP