Mở đầu lễ hội là phần diễn trò như cày, cấy, câu cá, đánh lờ, dệt lụa, cung bông, thợ mộc, mua Xuân, bán Xuân và dạy học tại sân miếu Trò.
Chính những người nông dân Tứ Xã diễn trò “Tứ dân chi nghiệp”, còn gọi là “bách nghệ khôi hài” – một màn kịch dân gian vui nhộn khắc họa 4 nghề chính trong đời sống xưa (sĩ, nông, công, thương) với những làn điệu dân ca độc đáo của vùng quê đất Tổ.
Sau lễ tế trang nghiêm (bắt đầu lúc 23 giờ ngày 11/01 âm lịch kết thúc trước 0 giờ) là phần chính của lễ hội, là phần hấp dẫn, thu hút sự quan tâm của người xem hơn cả là lễ mật diễn ra vào đúng thời khắc chuyển giao giữa ngày 11 và 12 tháng giêng, cũng là phần kết thúc lễ hội Trò Trám.
Phần “lễ mật” là phần diễn cảnh tính dục mang tính tượng trưng với hai vật tượng trưng cho giới tính nam và nữ được làm bằng gỗ sơn đỏ thờ trong miếu.
Những hình ảnh tại lễ hội:
Những người nông dân Tứ Xã tự trang điểm với tiêu chí sao cho khôi hài nhất trước khi vào trò diễn mở màn cho lễ hội.
Đôi kính cách điệu hóm hỉnh của vai thầy đồ xưa.
4 chiếc mẹt được sơn 4 chữ Sĩ, Nông, Công, Thương tượng trưng cho 4 nghề chính trong đời sống của người dân xưa.
Màn kịch dân gian vui nhộn khắc họa 4 nghề chính trong đời sống xưa với những làn điệu dân ca độc đáo, khôi hài.
Phần tế lễ diễn ra trang nghiêm, thành kính do các cụ cao tuổi trong làng thực hiện kéo dài từ 23 giờ đến 0 giờ.
Mở đầu cho phần hấp dẫn nhất, cụ thủ từ miếu Trò làm lễ rước “nõ,nường” – hai vật tượng trưng cho giới tính nam và nữ được thờ trong miếu trao cho đôi vợ chồng được chọn từ trước. Đôi vợ chồng được chọn phải có đủ các tiêu chuẩn như con cái phải có cả nam, nữ, cuộc sống gia đình thuận hòa không có điều tiếng gì, đặc biệt chuyện trai gái ngoài chồng vợ.
Đôi vợ chồng được chọn hồi hộp trước giờ “lễ mật”
Sau khi xin âm dương nõ, nường được đựng trong chiếc hòm gỗ trên ban thờ được rước ra.
Trước ban thờ, cụ thủ từ miếu Trò trịnh trọng trao nõ, nường cho đôi vợ chồng được chọn.
Tư thế chuẩn bị phút giây “lễ mật”.
Sau tiếng hô “linh tinh tình phộc” của cụ thủ từ cùng hàng nghìn người xem, đô được chọn phải làm sao cho hai vật nõ, nường lồng vào nhau cũng là màn kết thúc lễ hội đầy tính phồn thực này.
Đúng như tục lệ xưa sau màn ‘lễ mật” cụ thủ từ hô “tháo khoán” thì những đôi trai gái được tự do “tháo khoán”, tự do cởi mở tấm lòng…Hiện nay, thay vì “tháo khoán”, sau “lễ mật” tất cả người dân và du khách tập trung trước sân đình để thụ lộc.
Lê Anh Dũng
VietNamNet