Chuyện khó tin

Cận cảnh lễ hội rước “của quý” dài 1m, nặng 60kg khủng nhất Việt Nam

Lễ hội Ná Nhèm của người Tày đã được tổ chức tại xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Điểm đặc biệt trong lễ hội là lễ rước sinh thực khí nam nặng khoảng 60kg, dài 1m, được cho là “của quý” khủng nhất Việt Nam.

Lễ hội Ná Nhèm (trong tiếng Tày có nghĩa là “mặt nhọ”) được phục dựng từ năm 2012 đến nay. Trải qua 6 năm tổ chức, lễ hội ngày càng thu hút sự quan tâm của người dân bản địa và du khách thập phương với màn rước sinh thực khí nam (Tàng thinh) và sinh thực khí nữ (Mặt nguyệt). Ý nghĩa của việc làm này là ước mong sinh sôi nảy nở, con cháu đầy đàn.

Trong lễ hội, các diễn viên tham gia đều bôi mặt nhọ nhằm đánh lạc hướng những linh hồn giặc, sẽ không còn con ma nào biết ai diễn lại hình dạng và thất bại của chúng trước dân làng mà bắt về gây tai họa dịch bệnh. Lễ hội Ná Nhèm nhằm phát huy những nét truyền thống của người Tày, mang đậm bản sắc dân tộc và đáp ứng nhu cầu văn hóa lễ hội của cộng đồng.

Theo ghi nhận của PV, sáng 11/2 (tức 15 tháng Giêng năm Đinh Dậu), ngay từ 7h sáng đã có hàng nghìn người dân địa phương và du khách thập phương về tham dự lễ hội. Chia sẻ với PV, anh Nguyễn Văn Hải (Lạng Sơn) cho biết, anh có người nhà ở xã Trấn Yên, năm nay anh về thăm người nhà rồi xem lễ hội. “Lễ hội này có cái độc đáo là rước “của quý” rất to, mọi người thấy vui khi nhìn vào “của quý” đó”, anh Hải nói.

Dưới đây là một số hình ảnh PV ghi lại được trong Lễ hội Ná Nhèm 2017:

Khoảng 7h sáng ngày 11/2 (tức 15 tháng Giêng), một số phụ nữ lớn tuổi ở xã Trấn Yên đã ra đình làng Mỏ làm lễ và xin rước Ngài từ trên hậu cung lên kiệu về miếu Xa Vùn (thờ Đức Thánh Cao Sơn Quý Minh).

Những thanh niên trai tráng khiêng kiệu Ngài từ đình làng Mỏ ra miếu Xa Vùn.

Miếu Xa Vùn là nơi thờ Đức Thánh Cao Sơn Quý Minh.

Tàng thinh và Mặt nguyệt được để trong đình làng Mỏ trước khi thanh niên trong làng rước lễ về miếu Xa Vùn cúng tiến. Nhiều du khách thập phương chụp ảnh lưu niệm cùng tàng thinh và mặt nguyệt.

Đến giờ rước lễ, các thanh niên trong làng khiêng đồ cúng tiến để làm lễ. Trong ảnh, thanh niên khiêng tàng thinh được làm từ gỗ nghiến, nặng khoảng 60kg và dài 1m, có hình dáng giống với bộ phận sinh dục nam.

Trên Mặt nguyệt có hai chữ bình an với ý nghĩa cầu mong cuộc sống bình an, sinh sôi nảy nở.

Các diễn viên tham gia hội đều bôi mặt nhọ nhằm đánh lạc hướng những linh hồn giặc theo quan niệm dân gian.

Như vậy, sẽ không còn con ma nào biết ai diễn lại hình dạng thất bại của chúng để về mà bắt cũng như gieo dịch bệnh, tai họa cho con người.

Lễ hội Ná Nhèm được phục dựng từ vài năm nay và đã thu hút được nhiều du khách đến tham gia lễ hội.

Du khách thích thú trước hình ảnh sinh thực khí nam, nhiều người mong muốn sờ vào sinh thực khí để cầu may.

Theo Đời Sống Plus

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP