>> Đời sống ầy đàn của dân buôn hàng đa cấp“Yêu” giữa mọi ngườiSau khi sinh hoạt tập thể xong, mọi người được tự do làm việc cá nhân của mình. Nhóm của tôi có 21 nam và 19 nữ (trong đó có cả tôi) thì hầu như người nào cũng là đôi, là cặp với nhau ở trong phòng.Anh R. vừa nói chấm dứt trò chơi tập thể, thì rất nhanh chóng, trên các manh chiếu hình thành các đôi riêng lẻ, ngồi sát nhau. Có đôi thì ra ngoài đi dạo, nhưng cũng rất nhiều đôi thì ngồi “tâm sự” ngay trong phòng.Căn phòng chật hẹp, vì vậy tất cả các hành động “tế nhị” nhất đều được diễn ra tự nhiên như chỉ có 2 người.Ngay sát sau lưng tôi là một cặp đôi còn rất trẻ, chắc là trẻ nhất phòng vì 2 đứa đều mới chỉ 18 tuổi, hôn hít và sờ soạng nhau rất tự nhiên. Những tiếng xì xào to nhỏ, cười đùa rúc rích râm ran khắp phòng.Phía góc trong cùng, trên một tấm phản gỗ là cặp đôi của anh quản lý R.. Do là người đứng đầu phòng nên cặp đôi của anh được một không gian rộng nhất là cả chiếc phản mét rưỡi. Cô gái úp lưng vào góc tường, nên chỉ nhìn thấy anh quản lý đang ôm chặt cô gái vào lòng.Thấy tôi tròn mắt ngạc nhiên, mặt đỏ lên vì xấu hổ, Thơm – cô bạn được phân công giám sát tôi liền kéo ra ngoài cửa hóng gió.“Chuyện bình thường mà. Ai cũng thế. Bạn cũng thấy rồi còn gì. Ai làm việc người nấy, mình không có ai thì ra ngoài hiên”, Thơm nói nhỏ vào tai tôi.Điều lạ là trong phòng có bao nhiêu cặp thì hầu như đều tự dưng thành các đôi yêu nhau. Cũng như một sự sắp đặt tự nhiên bình thường. Lúc ăn cơm tôi đều thấy họ vô tư, vui vẻ, nghĩ họ là những người bạn. Nhưng hóa ra không phải.Một số bạn nữ thì mau chóng vào nhà tắm thay đồ, mặc váy ngắn, trang điểm phấn son lòe loẹt rồi cầm điện thoại gọi cho các lái xe ôm đến đón. Tôi không chắc họ đi đâu, nhưng cả đêm không thấy ai về.Tôi nhớ lại lời bác xe ôm nói khi chở tôi đến đây: “Nhiều cô không có tiền để sống, bố mẹ nghèo không chu cấp mãi được thì tối đến phải “đi khách” để kiếm tiền nuôi thân. Tối nào chú cũng chở vài ba cô nên biết rõ chuyện này”.Bố mẹ bán cả trâu, về quê xấu hổ lắm!
Giữa thế kỷ 21, nhưng tại đây, ngay cạnh thành phố văn minh, ồn ào, náo nhiệt, họ vẫn ăn ở và “hành sự” theo kiểu “bầy đàn”. Lòng tôi chợt dâng lên cảm xúc cảm thương khó tả. Lúc đầu tôi và Thơm chỉ toàn nói chuyện công việc vì Thơm rất kín tiếng, hơn nữa nếu nói lung tung sẽ bị anh quản lý mắng, nên Thơm gần như chỉ đặt câu hỏi, còn tôi thì trả lời. Sau hiểu nhau hơn, Thơm bắt đầu kể chuyện về mình.Thơm nói sinh năm 1989, quê ở Thanh Hóa. Thơm mới ra đây được gần 5 tháng nên công việc chủ yếu vẫn là học hỏi, thực hành, chứ chưa thể kiếm được tiền nuôi bản thân.Nhà Thơm nghèo lắm, Thơm cũng mới chỉ học hết lớp 10 rồi ở nhà phụ giúp đồng áng cho bố mẹ. Sau đó, thấy Thúy – bạn cùng lớp với Thơm lên Thái Bình bán hàng đa cấp về “đổi đời” hẳn, ăn mặc lịch sự, đi xe ga, còn có cả điện thoại xịn. Đặc biệt, Thúy nói với bố mẹ Thơm là thu nhập mỗi tháng cũng ngót 20 triệu đ?ồng.“Bố mẹ mình nghe vậy mừng lắm. Nhờ Thúy giúp đỡ, dẫn dắt mình thành nghề. Để có tiền ra đây, bố mình phải bán 1 con trâu và cả đàn lợn. Giờ mỗi tháng vẫn phải cố gửi ra cho mình 500.000 đồng để chi trả cuộc sống”, Thơm tâm sự.Nhìn xa xăm vào khoảng tối trước mặt, khuôn mặt Thơm buồn rầu, khác hẳn với khi nãy, trước mặt các bạn của cô.Rồi Thơm ngó nhìn xung quanh, thấy các cặp đôi vẫn đang say sưa “tâm sự”, cô bạn kéo tôi ngồi lại gần hơn rồi nói: “Nghề này cũng cực lắm bạn ạ. Nhiều khi muốn bỏ về nhưng giấy tờ tùy thân của mình bên Lô Hội họ cầm. Hơn nữa, bố mẹ bán trâu, lợn đi cho tiền ăn học, mà giờ về tay không thì xấu hổ với làng xóm lắm”.Được biết, ngoài số tiền ký hợp đồng mua sản phẩm với công ty trị giá 7 triệu đồng, thì những ai tham gia đều phải nộp lại giấy tờ tùy thân cho người quản lý, tránh trường hợp bỏ trốn.Cũng theo Thơm, mọi người ở đây đều sống xa nhà, không bạn bè, thiếu thốn tình cảm, trai gái lại ở chung, nên chỉ một thời gian ngắn là tự dưng có tình cảm với nhau. Có những đôi, tuần trước chưa biết gì nhau, tuần sau đã thành một cặp.
Quần áo mùa đông của gần bốn chục người được xếp xó lẫn lộn “Thấy các đôi “hành sự” tự nhiên quá, tôi vờ hỏi: “Nhưng thế này nhỡ có bầu thì sao?”. Thơm liếc nhìn xung quanh rồi ghé sát vào tai tôi kể: “Nhiều chứ, anh quản lý cặp với cô này là cô thứ tư trong phòng rồi. 3 cô trước đều có bầu, phải đi phá thai”.Nghe Thơm nói, tôi chợt sởn da gà. Giữa thế kỷ 21, nhưng tại đây, ngay cạnh thành phố văn minh, ồn ào, náo nhiệt, họ vẫn ăn ở và “hành sự” theo kiểu “bầy đàn”. Lòng tôi chợt dâng lên cảm xúc cảm thương khó tả. Dòng suy nghĩ của tôi bị cắt ngang bởi tiếng chuông điện thoại của Thơm. Bố mẹ cô gọi. Không nghe rõ từng câu chuyện, tôi chỉ thấy Thơm liến thoắng: “Ở đây vui lắm, các anh chị hướng dẫn nhiệt tình. Chỗ ăn ở đều ở khách sạn của công ty. Con vẫn khỏe, tăng cân nữa. Hôm nào về quê con kéo thêm mấy đứa em họ nhà mình cùng lên. Bố mẹ báo cho bố mẹ tụi nó trước nhé”.Cúp điện thoại, quay sang tôi, mắt Thơm lại buồn bã: “Trót đâm lao phải theo lao thôi. Giờ không lôi kéo được ai thì cũng không có tiền, nên đành rủ rê mấy đứa em họ. Ở đây, mọi người toàn kéo bạn bè, người thân đến thôi”.
Bầy đàn bán hàng đa cấp: Yêu như thời nguyên thủy Trót đâm lao phải theo lao thôi. Giờ không lôi kéo được ai thì cũng không có tiền, nên đành rủ rê mấy đứa em họ. Ở đây, mọi người toàn kéo bạn bè, người thân đến thôi. Bầy đàn bán hàng đa cấp: Yêu như thời nguyên thủyNhân viên bán hàng đa cấp tên ThơmNgồi nghe Thơm tâm sự mà lòng tôi nặng trĩu. Thì ra, “vương quốc mỹ miều” của dân đa cấp là đây sao? Cả bốn chục con người cùng chung sống. Ở mỗi tháng hết 100.000 đồng, ăn cũng chỉ tầm 250.000 đồng/tháng.Điều chua xót hơn là cuộc sống kham khổ, nhưng ở nơi quê nhà, gia đình vẫn nuôi một hy vọng về một cuộc sống sung túc, giàu sang. Và nhiều vùng quê, người ta vẫn cho con ra ngoài này học.Dân số của thôn Minh Quàn, xã Minh Quang, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình chỉ có 600 nhân khẩu, trong khi số người của Công ty TNHH TM Lô Hội cư trú tại đây lên tới 1.000 người, gần gấp đôi dân số của cả thôn.Và có lẽ câu nói của bác xe ôm đã thay cho lời lý giải: “Dân ở đây biết đa cấp là thế nào rồi, nên không ai cho con em tham gia. Chỉ có người miền trong, chưa biết gì nên mới đua nhau ra ngoài này thuê trọ thôi”.Trò chuyện với Thơm đến khoảng 10 giờ 30 thì đèn điện bắt đầu tắt. Trong phòng chỉ còn ánh đèn ngủ màu đỏ mờ ảo. Thơm đứng dậy phủi bụi sau quần rồi giọng nói vui vẻ trở lại bảo tôi đã đến giờ đi ngủ rồi.Giường ngủ trong phòng cũng được phân cấp rất rõ rệt. Người quản lý được nằm phản gỗ, những người làm lâu năm hơn một chút thì nằm chiếu. Còn những người mới như tôi và Thơm thì nằm trên mảnh bạt.Tuy cả phòng có hàng chục người, nhưng một số đôi vẫn nằm ôm nhau riêng trên một chiếc chiếu 2 m2. Những cặp khác không nằm chung thì tự động chia chiếu làm 2 dãy đối xứng nhau.Không biết do lạ nhà hay do những tiếng động khe khẽ, rúc rích trong đêm tối mà tôi không tài nào chợp mắt được.Thấy tôi chưa ngủ, Thơm quay sang ghé sát tai tôi thì thầm: “Không ngủ thì cũng nhắm mắt vào, đừng có nhìn vào những cặp đôi đang đắp chăn ở góc tường. Họ đang “làm việc”, mình mà nhìn là bị lườm đấy”.Cả đêm những tiếng ngáy ngủ, tiếng trở mình, tiếng đập chân vào nhau đen đép, rồi cả âm thanh hôn hít của một vài cặp đôi khiến tôi suy nghĩ mông lung, buồn tê tái.Cũng là những người trẻ như tôi mà sao họ cơ cực đến vậy. Cuộc sống nơi đây có được coi là cuộc sống của con người? Nếu nhìn thấy cảnh này, bố mẹ họ sẽ đau đớn đến thế nào. Họ vẫn nghĩ con mình đang học nghề hoặc có công ăn việc làm tử tế.Bất giác nghĩ đến những kẻ đã đưa họ vào chốn cùng cực này, lòng tôi dâng trào cảm giác căm phẫn và ghê tởm…(Theo VTC)