Khoa học

Mưa sao băng Orionid 2016 đạt đỉnh đêm 20/10

Hằng năm, trận mưa sao băng Orionid kéo dài từ ngày 2/10 đến ngày 7/11, nhưng năm nay cực điểm rơi vào rạng sáng này 21/10.

Theo trang Space, mưa sao băng Orionid là trận mưa sao băng cỡ trung bình với khoảng 15-20 vệt sao băng mỗi giờ, nhưng cũng có năm đặc biệt lên tới 70-80 vệt mỗi giờ. Người yêu thiên văn Việt Nam quan sát mưa sao băng vào đêm 20/10, rạng sáng 21/10.
Hình ảnh chòm sao Orion trên bầu trời

Bill Cooke, một chuyên gia của Cơ quan hàng không vũ trụ NASA cho biết trận mưa sao băng Orionid rất đặc biệt vì nó là một phần của sao chổi Halley nổi tiếng nhất trong các sao chổi theo chu kỳ. Chu kỳ của sao chổi Halley là 75 hay 76 năm sẽ xuất hiện một lần.

Mưa sao băng Orionid được gọi tên theo vị trí xuất hiện của nó khi mặt trăng gần chòm sao Orion. Theo timeanddate.com, tại Việt Nam, khoảng 22 giờ ngày 20/10, chòm sao Orion bắt đầu xuất hiện ở phía Đông, gần ngôi sao sáng nhất Betelgeuse.

Cooke nói: “Điểm đặc biệt là nếu chẳng may bị nhỡ trận mưa sao băng Orionid vào đêm 21/10, bạn có thể quan sát vào một, hai đêm tiếp theo”.

Người yêu thiên văn có thể quan sát hiện tượng này bằng mắt thường nhưng nên lựa chọn những địa điểm thoáng, rộng, bầu trời tối, không bị mây che phủ.

Hoàng Dung (Lược dịch)

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP