Những giếng được phát hiện tại các địa phương trên đều đã trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, một số được người dân cải tạo phần thành nổi, thành chìm của giếng, còn đáy vẫn bảo lưu được nguyên bản.
Theo Tiến sỹ khoa học Nguyễn Tiến Đông Viện khảo cổ học Việt Nam các giếng được phát hiện đều mang yếu tố kỹ thuật làm giếng của cư dân Chăm Pa cổ: đều có hình vuông, ghép đá cuội tròn hoặc đá phiến, thành đáy kè gỗ, đáy giếng được lát gỗ.
Người dân những nơi có giếng cổ vẫn xem đây là “giếng thần” bởi độ sâu của giếng không sâu (trung bình từ 2m-5m), nước trong xanh 4 mùa và không bao giờ cạn. Kỹ thuật tìm nguồn nước rất huyền bí, sát bờ biển vẫn tìm ra mạch nước ngọt. TS Nguyễn Tiến Đông còn cho biết thêm: Viện Khỏa cổ học Việt Nam và Viện Viễn Đông Bác Cổ sẽ tiếp tục phối hợp khảo cứu và đề xuất các phương án bảo vệ và xây dựng hệ thống dữ liệu khoa học phục vụ công tác nghiên cứu về ảnh hưởng, sự giao thoa của hai nền văn hóa Chăm Pa – Đại Việt trong tiến trình phát triển của lịch sử.
Đắc Thành
Bee