Hà Tĩnh: Lao đao “ôm nợ” để về… đích nông thôn mới

Trong thời gian qua, Hà Tĩnh được xem là địa phương đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới so với cả nước. Song, trước sức ép đẩy nhanh tiến độ về đích nông thôn mới, nhiều xã tại Hà Tĩnh đã làm đủ mọi cách để “có tiền” đầu tư xây dựng hàng loạt công trình. Khi xã được chứng nhận về đích nông thôn mới cũng là lúc hàng loạt xã lao đao vì nợ.

Làng bưởi nức tiếng quyết tâm về đích nông thôn mới năm 2015

Phúc Trạch được lựa chọn là xã điểm để về đích trong năm 2015. Đến cuối năm 2014, xã đã hoàn thành 10/19 tiêu chí, các tiêu chí còn lại đều đã đạt tỷ lệ cao. Lãnh đạo và nhân dân Phúc Trạch vẫn đang nỗ lực để kịp cán đích trong năm.

Kiểm tra đánh giá về đích nông thôn mới tại xã Thạch Bằng

Ngày 19/11/2014 đoàn liên ngành của tỉnh do đồng chí Đặng Ngọc Sơn  Chánh văn phòng điều phối Nông thôn mới, giám đốc sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm trưởng đoàn cùng với 15 sở, ban, ngành cấp tỉnh thẩm định đánh giá kết quả về đích xây dựng nông thôn của xã Thạch Bằng. Ở phía huyện có đ/c Võ Tá Luận Bí thư Huyện ủy – Chủ tịch HĐND huyện, Đ/c Trần Tú Anh  P.Bí thư Huyện ủy – Chủ tịch UBND huyện, cùng các phòng, ban, ngành cấp huyện. Về phía xã có các đồng chí trong Thường trực Đảng ủy, HĐND, UBND, UB. MTTQ và các tổ chức, ban, ngành cấp xã. Đoàn liên ngành của tỉnh kiểm tra kết quả xây dựng nông thôn mới ở xã Thạch Bằng Theo tiến độ xã Thạch Bằng về đích nông thôn mới vào năm 2015, thực hiện  chỉ đạo của tỉnh, huyện cùng với sự cố gằng của địa phương, xã đã tập trung tuyên truyền sâu rộng đến các tổ chức, đoàn thể và toàn thể nhân dân về chủ trương xây dựng nông thôn mới, được cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân đồng tình ủng hộ, tạo nên phong trào toàn dân xây dựng nông thôn mới phấn đấu về đích trước 1 năm. Theo đánh giá của đoàn kiểm tra, thực hiện sự chỉ đạo về chương trình xây dựng nông thôn mới, từ năm 2010 BCH Đảng bộ xã đã tập trung chỉ đạo, triển khai xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện cụ thể, đúng trình tự. Tổ chức tuyên truyền thông qua đài truyền thanh, các hội nghị, cuộc họp của xã, của thôn đến mọi cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về chủ trương, mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, mục đích của công tác xây dựng nông thôn mới, vận động đoàn viên, hội viên đăng ký thi đua thực hiện. Thông qua đó, nhân dân đã tự nguyện hiến đất và thường xuyên tu bổ hệ thống giao thông. Vận động nhân dân đóng góp xây dựng các công trình phúc lợi công cộng, giao thông nông thôn, giao thông thủy lợi nội đồng. Nhân dân đã hiến 3.500m2 đất, 1.565m tường rào, 6500 cây các loại, đến thời điểm này đả làm được 65km đường giao thông, 36,2 km kênh mương, lượng xi măng nông thôn mới đã nhận 3.312 tấn. Để chủ động công tác thực hiện quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết giao thông thủy lợi nội đồng, giao thông nông thôn, cao điểm năm 2014 UBND xã đã trồng 1.329 cọc mốc bê tông đánh dấu các điểm quy hoạch các công tình phúc lợi công cộng và mở rộng giao thông nông thôn, giao thông thủy lợi nội đồng. Xây dựng thiết chế nhà văn hóa thôn theo tiêu chí Nông thôn mới Việc sử dụng nguồn vốn được thực hiện công khai dân chủ và đã huy động ngày công từ nhân dân được: 23,5 tỷ đồng, trong tổng kinh phí thực hiện 76,5 tỷ đồng. Xã đã chú trọng công tác đào tạo bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ và công tác đào tạo nghề cho người lao động, xã đã mở được trên 10 lượt tập huấn đào tạo ngắn ngày cho 850 lao động. Có 24 mô hình hộ sản xuất, kinh doanh cho thu nhập cao có hiệu quả. Thu nhập bình quân đầu người đến tháng 11/2014 là 22,54 triệu đồng trên người. Xã thường xuyên chỉ đạo công tác xây dựng nếp sống văn hoá, hàng năm xã có 85% hộ gia đình đạt gia đình văn hoá, trên 29% gia đình thể thao, 90% các khu dân cư đạt khu dân cư tiên tiến. Tỷ lệ làng văn hóa 9/10 thôn đạt tỷ lệ 90%, nhà văn hóa và khu thể thao của xã và thôn đạt trên chuẩn của bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, 3 Trường học và Trạm Y tế đều đạt chuẩn Quốc gia. Công tác an ninh trật tự, vệ sinh môi trường được đảm bảo. Đảng bộ xã được công nhận Đảng bộ TSVM, chính quyền vững mạnh, các ban, tổ chức đoàn thể đều đạt khá và xuất sắc. Đ/c Đặng Ngọc Sơn Chánh văn phòng điều phối Nông thôn mới phát biểu kết luận buổi kiểm tra Qua kiểm tra đánh giá của đoàn đến nay xã cơ bản đã hoàn thành 18/18 tiêu chí. (Riêng tiêu chí chợ không đánh giá). Đồng chí Đặng Ngọc Sơn thay mặt đoàn của tỉnh ghi nhận những nổ lực của địa phương trong thời gian qua với thời gian ngắn nhưng xã đã tập trung cao độ để hoàn thành các tiêu chí, đồng thời nhấn mạnh một số lĩnh vực cần khắc phục trong thời gian tới như: Tiếp tục hoàn thiện các công trình đang xây dựng, San lề đường giao thông, Chú trọng khu dân cư kiểu mẫu, Cây xanh nhà văn hóa các thôn. Với những kết quả đạt được hôm nay là hành trang để xã Thạch Bằng vững bước đi lên thị trấn vào thời gian tới./.

Xã Trường Sơn: Tăng tốc về đích Nông thôn mới năm 2014

Về Trường Sơn trong những ngày này, bức tranh Nông thôn mới đã dần hiện rõ, diện mạo nông thôn khang trang, khởi sắc. Hệ thống đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng, kênh mương thuỷ lợi, nhà ở dân cư, các công trình phúc lợi xã hội vừa được nâng cấp, chỉnh trang và xây dựng mới từ sự góp sức, góp của, góp công của mỗi người dân. Cùng với đó, đời sống vật chất, tinh thần của người dân cũng đã có nhiều thay đổi.

Kỳ Trung phấn đấu về đích nông thôn mới cuối năm 2014

Để thực hiện được mục tiêu này, ngay từ đầu năm 2014, cấp ủy, lãnh đạo xã (Kỳ Trung, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã quyết tâm rất cao, cùng với sự nỗ lực phấn đấu, sự phối hợp của các tổ chức, đoàn thể.

Chạy đua thời gian, đưa công trình về đích đúng hẹn

Với chiều dài 4,9 km, trên thực tế công trình được triển khai thi công chính thức từ 15/10/2013. Tuy nhiên, từ lúc khởi công đến ngày 28/2, do ảnh hưởng của thời tiết, mưa kéo dài nên việc triển khai thi công chỉ thực sự bắt đầu  từ tháng 3 “Không chỉ khó khăn về thời tiết, GPMB, hồ sơ thiết kế của công trình này đã thay đổi nhiều, nhất là vấn đề về xử lý nền”, Phó Giám đốc Công ty Đại Hiệp kiêm Chỉ huy trưởng công trường – Cao Đăng Quỳnh cho biết.

Khánh Lộc dồn sức về đích nông thôn mới trong năm 2014

Khánh Lộc là xã đồng bằng, cách trung tâm huyện Can Lộc 5 km, có diện tích tự nhiên gần 500 ha, trong đó có 450 ha đất nông nghiệp 450 ha, chiếm gần 73% tổng diện tích; dân số trên 4.700 người, phân bố dân cư không tập trung, trên 70% lao động hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Toàn Đảng bộ có gần 300 đảng viên, sinh hoạt ở 11 chi bộ trực thuộc. 5 năm liên tục, xã Khánh Lộc được đánh giá là một trong những tốp đầu của huyện trên các lĩnh vực. Năm 2013, nhân dân và cán bộ xã Khánh Lộc được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng III. Với tiền đề ổn định vững chắc đó, Khánh Lộc đã được lãnh đạo huyện Can Lộc chọn chỉ đạo điểm xây dựng nông thôn mới (NTM) về đích trong năm 2014. Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Mai Khắc Tám – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã cho biết: “Tại Hội nghị tổng kết công tác xây dựng Đảng, xây dựng NTM năm 2013, Khánh Lộc được giao nhiệm vụ dồn sức về đích NTM trong năm 2014. Thay mặt Đảng bộ và nhân dân địa phương, tôi đã đứng ra nhận trọng trách này và nói thật, nếu huyện không giao, tôi cũng sẽ nhận, bởi tôi tin vào khả năng và sức mạnh của sự đồng thuận trong nhân dân xã nhà. Tuy nhiên, đây thực sự là bài toán không hề đơn giản, bởi Khánh Lộc cũng có những cái khó: Tài nguyên thiên nhiên hạn chế, chỉ có ruộng và nước lạnh; là xã độc canh nông nghiệp, thu nhập của người dân còn hạn chế; nguồn thu từ đấu giá đất không còn… rất khó khăn khi thực hiện các tiêu chí về kết cấu hạ tầng nông thôn, nhưng Khánh Lộc sẽ quyết tâm thực hiện tốt nhiệm vụ này”. Khẳng định của đồng chí Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Khánh Lộc là có cơ sở. Bởi trong những năm gần đây, Khánh Lộc đã có những bứt phá đi lên một cách ngoạn mục: thể hiện ở tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm trên 10%, năm 2013 đạt 14,5%; thu nhập bình quân đầu người 25 – 30 đồng/năm; tỷ trọng nông nghiệp trên 45%; tổng sản lượng lương thực trên 3.500 tấn, bình quân lương thực trên 800kg/người/năm. Phong trào nông dân tiến công vào khoa học kỹ thuật, phát triển các mô hình sản xuất kinh doanh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế hộ gia đình gắn với kinh tế hợp tác ngày càng đi vào chiều sâu và mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực. Vụ xuân những năm gần đây, bà con nông dân Khánh Lộc đã thực sự nói “không” với các giống lúa dài ngày, năng suất thấp, 100% diện tích gieo cấy lúa nước đã được cơ cấu xuân chính vụ, với những giống lúa ngắn ngày, có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao – đây là một trong những thành công lớn, thể hiện sự đổi mới trong tư duy lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế nông nghiệp của cấp ủy, chính quyền và nhân dân xã Khánh Lộc. Chăn nuôi phát triển toàn diện theo hướng gia trại gắn với việc bảo vệ môi trường nông thôn, toàn xã hiện có trên 300 hộ sử dụng hầm biogas và phát triển chăn nuôi bò với quy mô từ 3 – 4 con; xuất hiện một số mô hình chăn nuôi gà trên thảm sinh học ở các thôn Lương Hôi, Vân Cửu… Tư duy phát triển kinh tế hàng hóa, tiếp cận và mở rộng thị trường, liên doanh liên kết trong sản xuất kinh doanh đã được hình thành và ngày càng được khẳng định, sản phẩm truyền thống rượu nếp Khánh Lộc, nấm Thuận Thăng và một số hàng hóa nông sản của địa phương đã cơ bản đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng và dần chiếm lĩnh thị trường trong huyện và một số địa phương lân cận. Hệ thống giao thông trong thôn xóm cơ bản đã được bê tông hóa, thuận tiện cho việc đi lại và trao đổi hàng hóa. Khánh Lộc cũng là đơn vị đầu tiên của tỉnh thực hiện việc cắm mốc quy hoạch giao thông với tổng số gần 3.000 cọc mốc; hệ thống các trạm bơm, tưới tiêu chủ động hoàn toàn 100% diện tích. Cơ sở vật chất văn hóa không ngừng được đầu tư xây dựng, năm 2013 đầu tư xây dựng 2 nhà văn hóa trị giá gần 4 tỷ đồng, nâng số nhà văn hóa đạt chuẩn lên 8/9 thôn; cơ sở vật chất 2 cấp học đạt chuẩn quốc gia; các công trình hội trường, trụ sở xã, trạm y tế đều đạt chuẩn NTM. Các lĩnh vực văn hóa – xã hội được quan tâm đầu từ đúng mức: Chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục mũi nhọn ở các bậc học tiếp tục được khẳng định; trường THCS, TH, MN đều đạt tiên tiến cấp tỉnh và huyện; tỷ lệ học sinh giỏi, học sinh thi đậu vào các trường đại học, cao đẳng, tring học chuyên nghiệp năm sau cao hơn năm trước; công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, dân số – kế hoạch hóa gia đình có nhiều chuyển biến tích cực; đảm bảo an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, tỷ lệ hộ nghèo từ 10,6% năm 2011 đến nay còn 4,3% theo tiêu chí mới; trên 85% hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa. An ninh – quốc phòng, an ninh nông thôn cơ bản được đảm bảo, các vụ việc phức tạp được giải quyết dứt điểm từ cơ sở, không để phát sinh thành “điểm nóng”. Công tác xây dựng Đảng và các tổ chức trong hệ thống chính trị được coi trọng. Đảng bộ luôn quan tâm làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, tạo sự đồng thuận cao trong tổ chức thực hiện; quán triệt tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh – lấy dân làm gốc, mọi việc từ nhỏ đến lớn, đều được bàn bạc thông suốt trong Đảng, trong dân, từ chủ trương, biện pháp và cách thức thực hiện, nên đã phát huy được sức mạnh khối đại đoàn kết xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng NTM. Điều đó, thể hiện rất rõ qua kết quả huy động nguồn lực xây dựng NTM trong 3 năm qua của Khánh Lộc. Với tổng nguồn vốn đầu tư gần 105 tỷ, trong đó đầu tư trực tiếp của chương trình gần 4,3 tỷ, còn lại huy động từ ngân sách địa phương và các nguồn khác; riêng số tiền vận động từ nhân dân và con em xa quê đóng góp bằng tiền mặt gần 4,4 tỷ và 18.000 ngày công; hiến gần 1.900m2 đất… để làm mới và nâng cấp kết cấu hạ tầng điện, đường, trường, trạm, tạo cho bộ mặt NTM Khánh Lộc ngày càng khang trang, bề thế và hiện đại. Từ 7 tiêu chí NTM năm 2010, kết thúc năm 2013, Khánh Lộc đã hoàn thành vững chắc 14 tiêu chí và quyết tâm hoàn thành 4 tiêu chí còn lại: Giao thông, thủy lợi, cơ sở vật chất văn hóa và văn hóa. Đồng chí Mai Khắc Tám tâm sự: “Những tiêu chí còn lại là rất khó, thời gian về đích NTM được chốt lại trong năm nay, đồng nghĩa với việc số tiền cần huy động trong dân sẽ dồn lại nhiều hơn. Nhưng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã sẽ quyết tâm, khó mấy cũng làm và sẽ làm được. Điều quan trọng ở đây là phải có giải pháp tuyên truyền, vận động, tạo sự đồng thuận trong nhận thức để phát huy sức mạnh nội lực trong nhân dân, tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp tỉnh và huyện; huy động các nguồn lực từ các chương trình MTQG, lồng ghép các chương trình dự án; đẩy mạnh công tác đối ngoại, kêu gọi sự ủng hộ của con em xa quê… Nhưng chốt lại, phải xây dựng cho được lòng tin, sự ủng hộ trong nhân dân. Và muốn vậy, mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức phải thực sự là tấm gương tận tụy, cần mẫn, sống và làm việc đều phải đặt lợi ích của Đảng, của nhân dân lên trên, lên trước hết”.

Hà Tĩnh: Quyết tâm về đích trước 1 năm các chỉ tiêu kinh tế xã hội

Ngay từ đầu năm 2013, các đơn vị, địa phương và các doanh nghiệp đã bám sát mục tiêu, nhiệm vụ tổ chức nhiều phong trào thi đua, trọng tâm như: Đẩy mạnh phong trào “Toàn tỉnh chung sức xây dựng nông thôn mới”; phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và các phong trào thi đua chuyên đề của các ngành, đoàn thể gắn với phong trào Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ chí Minh.

Hải quan Hà Tĩnh về đích 1.000 tỷ đồng

Năm 2013, Cục Hải quan Hà Tĩnh được giao chỉ tiêu thu NSNN 1.000 tỷ đồng, tăng 66,6% so với năm 2012. Xác định đây là nhiệm vụ khó khăn trong điều kiện kinh tế còn khó khăn chung, ngay từ đầu năm Cục Hải quan Hà Tĩnh đã quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ được giao. Đến nay, Cục Hải quan Hà Tĩnh đã về đích với số thu 1.000 tỷ đồng.

Hà Tĩnh có 6 xã khả năng về đích nông thôn mới

Chiều 28/11, Phó Chủ tịch UBND tỉnh – Phó Trưởng BCĐ Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh Lê Đình Sơn chủ trì cuộc họp nghe báo cáo kết quả đánh giá các xã đăng ký về đích NTM năm 2013.

TP Hà Tĩnh: Thu ngân sách liệu có về đích?

Năm 2013, mặc dù nền kinh tế TP Hà Tĩnh đã có những dấu hiệu phát triển tích cực, tuy nhiên, do chịu ảnh hưởng của hụt thu ngân sách năm 2012, đặc biệt là hệ lụy thị trường bất động sản đóng băng, gây ra những khó khăn trong công tác thu ngân sách trên địa bàn.

Tùng Ảnh cán đích nông thôn mới

Sáng 26/3, Đoàn công tác liên ngành do ông Đặng Ngọc Sơn – Giám đốc Sở NN&PTNT, Chánh văn phòng điều phối Nông thôn mới Hà Tĩnh làm trưởng đoàn đã tổ chức đi kiểm tra, thẩm định các tiêu chí công nhận xã Tùng Ảnh cán đích nông thôn mới.

TOP