Hà Tĩnh: Mộc bản Phúc Giang được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thế giới
Sáng 25.9, tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức lễ đón bằng công nhận Mộc bản Trường học Phúc Giang là di sản tư liệu ký ức thế giới của UNESCO khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
Hà Tĩnh: Mộc bản Phúc Giang được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thế giới
Sáng 25.9, tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức lễ đón bằng công nhận Mộc bản Trường học Phúc Giang là di sản tư liệu ký ức thế giới của UNESCO khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
Chiều 19/5, trong Hội nghị lần thứ 7 của MOWCAP (Ủy ban Chương trình Ký ức Thế giới khu vực châu Á-Thái Bình Dương, thuộc UNESCO) tại Huế, 2 hồ sơ đề cử danh hiệu Di sản Tư liệu Thế giới của VN đã chính thức được công nhận. Đó là Di sản “Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế” và “Mộc bản Trường Phúc Giang” (Hà Tĩnh).
Tối ngày 09 tháng 12 năm 2015, tại Di tích LSVH Tiên Sơn, UBND phường Trung Lương long trọng tổ chức Lễ đón Bằng Bảo trợ Di tích LSVH Tiên Sơn của Tổng Thư ký UNESCO Thế giới, Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam và tổ chức chương trình văn nghệ Dân ca Ví giặm Nghệ Tĩnh gắn với lễ ra mắt Câu lạc bộ Dân ca Ví, giặm Làng rèn Trung Lương. Đến dự buổi lễ có Ông Nguyễn Xuân Thắng – Chủ tịch Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam, Tổng thư ký UNESCO Thế giới; Đồng chí Nguyễn Cảnh Thụy – Phó Giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh Hà Tĩnh, lãnh đạo cấp ủy, chính quyền thị xã và phường Trung Lương cùng đông đảo Nhân dân, các Thanh đồng, đạo quan, bà con du khách gần xa.
Cụ thể, tại kỳ họp lần thứ 9 Ủy ban Liên Chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể với sự tham gia của 129 nước tham gia với hơn 900 đại biểu đã thông qua hồ sơ của đoàn Việt Nam về di sản dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh. Điều này đồng nghĩa với việc dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh của Việt Nam trở thành di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Kỳ họp thứ 9 của Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (gọi tắt là Công ước 2003) đã khai mạc ngày 24/11 tại trụ sở Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) tại Paris, Pháp.
Đoàn chuyên gia của UNESCO đến từ các nước Nhật, Bỉ, Pháp, Hà Lan, Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam vừa tiến hành thẩm định thực tế về nghề nón truyền thống và dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh tại làng Trung Tiến, xã Phù Việt, huyện Thạch Hà.