Ban hành Đề án tuyên truyền, quảng bá tác phẩm “Truyện Kiều”

Mục đích của đề án là thông qua các loại hình nghệ thuật biểu diễn, đặc biệt là các loại hình nghệ thuật truyền thống của Việt Nam đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa vật thể, phi vật thể của nhân loại, các tác phẩm nghệ thuật sẽ được các tác gia, soạn giả phóng tác, đặt lời, chuyển thể dựa trên các làn điệu dân ca, những bài bản cổ truyền, các hoạt động diễn xướng dân gian và các trò diễn múa rối dân gian được lấy nguyên bản từ nội dung Truyện Kiều.

Giới thiệu Phim Tài liệu về Truyện Kiều

Sáng 4/12, Hội Kiều học Việt Nam đã giới thiệu 2 tập Phim Tài liệu “Trăm năm trong cõi Truyện Kiều”. Tham dự có Giáo sư Phong Lê, Chủ tịch Hội Kiều học Việt Nam; lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Sở VH-TT&DL, Sở Thông tin và Truyền Thông, Đài PT-TH Hà Tĩnh cùng các hội viên Hội Kiều học Việt Nam.

Chiêm ngưỡng những tài liệu quý về Truyện Kiều, Nguyễn Du

Hơn 1.000 tác phẩm, tư liệu, hiện vật quý thuộc di sản văn chương Nguyễn Du và Truyện Kiều đang được trưng bày, triển lãm tại quê hương Đại thi hào Nguyễn Du – danh nhân văn hóa thế giới, thu hút đông học giả, du khách và người dân đến xem.

“Truyện Kiều” dưới góc nhìn của các danh họa hàng đầu Việt Nam

Trong số đó, bức tranh của họa sỹ Lê Văn Đệ được sử dụng làm bìa sách, gây nên những tranh cãi trái chiều trong những ngày vừa qua. Bên cạnh các quan điểm đánh giá cao giá trị nghệ thuật của tác phẩm này là những ý kiến cho rằng, bức tranh vẽ nàng Kiều khỏa thân như vậy không phù hợp với việc sử dụng làm bìa sách, sẽ gây hiểu lầm về hình tượng nhân vật cũng như chủ đề của toàn bộ tác phẩm.

Truyện Kiều của Nguyễn Du – Giá trị vượt không gian và thời gian

Việc hai chính khách hàng đầu Mỹ vận dụng những áng thơ Kiều trong các sự kiện quan trọng để nói về quá trình bình thường quan hệ giữa hai quốc gia cho thấy giá trị bất hủ, cũng như tầm ảnh hưởng của ”Truyện Kiều” như một phương cách giao tiếp văn hóa hoặc ngoại giao văn hóa. Điều này còn cho thấy tính sinh động, khả năng đúc kết cô đọng, hàm súc các sắc thái tình cảm, quan hệ và năng lượng vượt thời gian của ”Truyện Kiều.”

Câu chuyện về người đọc ngược Truyện Kiều

Mọi người đều có thể tiếp nhận Truyện Kiều bằng cách đọc hoặc nghe người khác kể lại. Sự thích thú của họ đối với Truyện thể hiện ở việc ai cũng thuộc một vài câu Kiều trong số 3254 câu thơ. Trong đó, đặc biệt, có những người, không những thuộc nằm lòng mà có thể đọc ngược được Truyện Kiều.

Hủy bản in sai sót để có ấn bản “Truyện Kiều” mới hoàn thiện

Ngày 24.11, tại TPHCM, Ban Văn bản Truyện Kiều, Hội Kiều học Việt Nam cùng với Nhà xuất bản Trẻ tổ chức ra mắt ấn bản “Truyện Kiều” mới. Đây là ấn bản đặc biệt kỷ niệm 250 năm ngày sinh Đại thi hào Nguyễn Du, do Ban Văn bản Truyện Kiều thuộc Hội Kiều học Việt Nam hiệu khảo, chú giải. Bản Kiều này in song đôi chữ quốc ngữ và chữ Nôm, cùng những khảo dị và chú giải trên tinh thần hiện đại.

Nguyễn Du và Truyện Kiều với quê hương Hà Tĩnh

Nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng kỷ niệm 250 năm sinh Đại thi hào Nguyễn Du – Danh nhân văn hóa thế giới, ngày 18/11, tại thành phố Hà Tĩnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với Hội Kiều học việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Nguyễn Du và Truyện Kiều với quê hương Hà Tĩnh”. 

Nghi Xuân: Thi thơ về Nguyễn Du và truyện Kiều

Cuộc thi thơ “ Tìm hiểu thân thế, sự nghiệp và tác phẩm Truyện Kiều của Đại thi hào Nguyễn Du đã thu hút sự tham gia của đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân, đặc biệt là những người yêu thơ, yêu Truyện Kiều, yêu Nguyễn Du và yêu mảnh đất Nghi Xuân.

Truyện Kiều được đề cử kỷ lục thế giới

Với 26 kỷ lục quốc gia, Truyện Kiều vừa được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đề xuất với Liên minh Kỷ lục Thế giới về “Tác phẩm văn học tạo nên nhiều kỷ lục quốc gia nhất”.

Hướng về Nguyễn Du và Truyện Kiều

Cách chúng ta hôm nay đúng 250 năm về trước, một người con của vùng quê Tiên Điền, huyện Nghi Xuân đã được sinh ra và sau này trở thành một danh nhân kiệt xuất của nền văn hiến Việt Nam – Đó là Nguyễn Du. Một đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới, đại diện cho nền văn hoá Việt Nam. Từ con người này cách chúng ta hơn hai thế kỷ đã cho nền văn học Việt Nam được đón nhận một kiệt tác văn chương mà đến nay vẫn chưa có một tác phẩm nào sánh được – Đó là “Tuyện Kiều” với 3.254 câu thơ lục bát.

Sắp ra mắt Truyện Kiều song ngữ Nga-Việt

Nhân kỷ niệm 250 năm ngày sinh Đại thi hào Nguyễn Du, ngày 6/11 tới tại Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và UBND TP Hà Tĩnh sẽ phối hợp ra mắt tác phẩm Truyện Kiều dịch sang tiếng Nga, in bằng 2 thứ tiếng Nga – Việt.

Sinh hoạt ngoại khóa về Nguyễn Du và Truyện Kiều

Trong phần thi tìm hiểu về Nguyễn Du và truyện Kiều các em học sinh trả lời các câu hỏi về thân thế, cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Du cũng như các tác phẩm của ông, nhất là truyện Kiều.

“Truyện Kiều” một danh tác tinh hoa

Xét về thể loại, “Truyện Kiều” thuộc thể loại truyện nôm, nhưng thuộc nhóm truyện nôm bác học. Cho đến nay, giới nghiên cứu đã thống nhất, những truyện nôm đầu tiên xuất hiện khoảng thế kỷ 17 là truyện nôm bình dân, kiểu truyện kể dùng thơ lục bát kể lại các truyện cổ tích dân gian như “Phạm Công Cúc Hoa”, “Tống Trân”, “Phạm Tải Ngọc Hoa”, “Phương Hoa” …

TOP