Cụm công nghiệp Bắc Quý, thuộc phường Thạch Quý, TP Hà Tĩnh được đưa vào hoạt động năm 2005 với diện tích 5 ha nằm ngay cạnh khu dân cư nên gây ra nhiều hệ lụy, nhất là ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt của người dân.
Hoang tàn, đổ nát, nhếch nhác và trở thành bãi chăn bò cho người dân địa phương… là những hình ảnh tại Trường Trung cấp Kỹ thuật và Phát triển nông nghiệp Hà Tĩnh.
Dự án công viên Nguyễn Trọng Bình được kỳ vọng sẽ tạo không gian vui chơi, giải trí, sinh hoạt cộng đồng cho Nhân dân, góp phần đưa thị xã Kỳ Anh đạt đô thị loại III. Vậy nhưng, giờ đây công viên này đang 'nhếch nhác, hoang tàn' giữa trung tâm đô thị động lực.
Mặc dù một số mỏ đá ở khu vực chân núi Hồng Lĩnh (thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh) đã ngừng hoạt động khai thác và đóng cửa từ lâu, tuy nhiên, máy móc, thiết bị các loại vẫn bỏ lại ngổn ngang tại công trường tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho người dân.
Tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An xảy ra tình trạng, phía trong bán hàng tạp hoá, bán hàng ăn, nước uống lấn chiếm cả hành lang trong khoa, phòng; phía ngoài lấn chiếm hành lang vỉa hè.
Sau hơn 2 năm triển khai, dự án Cụm Công nghiệp Cổng Khánh 1 tại Hà Tĩnh đang trong tình trạng tiến thoái lưỡng nan khi tỉnh vẫn chưa xác định được giá thuê đất.
Dự án nâng cấp Hồ sinh thái Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc triển khai từ năm 2020 nhưng chưa hoàn thiện. Các hạng mục dở dang khiến cửa ngõ di tích trở nên nhếch nhác.
Được giao hơn 6ha diện tích “đất vàng” ở xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) để làm Dự án xây dựng hạ tầng khu dân cư đô thị Đông Dương, tuy nhiên, sau 4 năm dự án vẫn đang dở dang, nhiều hạng mục chưa hoàn thiện.
Suốt thời gian dài, khu du lịch biển Thiên Cầm tồn tại hàng chục ki ốt nhếch nhác, nghĩa trang cạnh khách sạn. Chính quyền địa phương cho biết đang lên phương án khắc phục để đưa nơi đây phát triển hơn.
Sau hơn một thập kỷ, dự án khu du lịch Resort & Spa cạnh bãi biển Thiên Cầm, Hà Tĩnh vẫn chưa hoàn thiện. Nơi đây trở nên nhếch nhác với nhiều căn nhà nghỉ dưỡng bỏ hoang.
Tỉnh Hà Tĩnh đang nỗ lực, quyết tâm xây dựng các khu đô thị theo hướng văn minh, hiện đại, thân thiện với môi trường. Vậy nhưng, điều nghịch lý, tại tỉnh Hà Tĩnh đang có những nghề kinh doanh làm “xấu mặt” đô thị.
Là huyện đầu tiên cán đích Nông thôn mới của tỉnh Hà Tĩnh vào tháng 12/2018, và để đạt mục tiêu trở thành huyện Nông thôn mới kiểu mẫu, điển hình về văn hoá gắn với phát triển du lịch vào năm 2024, hiện nay hàng loạt dự án về nhà ở, khu đô thị đang được đầu tư trên địa bàn huyện Nghi Xuân. Tuy nhiên, nghịch lý là dự án thì nhiều, nhưng hiệu quả lại rất thấp, phần lớn đều nhếch nhác, dở dang khi đã hoàn thiện việc phân lô, bán nền.
Tọa lạc tại vị trí đắc địa bậc nhất TP Hà Tĩnh, nhiều năm qua, dự án xây dựng khu Trung tâm thương mại của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoành Sơn vẫn chưa hẹn ngày khánh thành và đang có dấu hiệu xuống cấp, nhếch nhác, mất an toàn khiến nhiều hộ dân xung quanh luôn sống trong cảnh bất an.
Quốc lộ 8 đang nâng cấp khiến việc di chuyển đến Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo (Hà Tĩnh) gặp khó khăn. Cảnh ùn tắc diễn ra khi lượng xe cộ tăng cao những ngày qua.
Trường cấp 2 Hương Phúc, là nơi có 33 học sinh tử nạn bởi bom Mỹ. Khu này từng được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia nhưng ít người biết đến, hiện các hạng mục bên trong đã xuống cấp…
Mặc dù rất nhiều quầy thuốc không có bảng biển, hoặc biển rất sơ sài, không ghi đầy đủ số giấy phép, dược sĩ chịu trách nhiệm là ai, đạt tiêu chuẩn hay không tiêu chuẩn…trên biển hiệu thế nhưng vẫn “vô tư” hoạt động. Đó là thực trạng nhếch nhác, tùy tiện tại các quầy thuốc trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
Công trình tượng đài và quảng trường Mai Hắc Đế được tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt dự án đầu tư xây dựng hơn 43 tỷ đồng tại huyện Lộc Hà. Tuy nhiên, sau khi khởi công xây dựng hơn 3 năm thì nay công trình này đang bị bỏ bê, trở thành khu bãi hoang, cỏ dại mọc um tùm, trông rất nhếch nhác.
Sân vận động Hà Tĩnh với sức chứa hơn 15.000 khán giả nhưng không được sử dụng hiệu quả khiến sân trở nên lạnh lẽo, u buồn, nhiều hạng mục của công trình xuống cấp, hư hỏng.
Sau khi phản ánh thực trạng các công trình trọng điểm tại Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo (Hà Tĩnh) chậm tiến độ nhiều năm, chưa bàn giao đã có dấu hiệu xuống cấp trầm trọng, Công ty Xây lắp và Sản xuất công nghiệp (Bộ Công thương) đã khẩn trương thành lập Ban kiểm tra công trình để xử lí các vấn đề báo nêu.
Ông Phan Xuân Nam – trưởng Ban quản lý các dự án xây dựng cơ bản huyện Vũ Quang – cho biết dự án này hiện vẫn thiếu vốn khoảng 3,5 tỉ đồng nên chưa hoàn thành. Trước mắt huyện trích ngân sách 1 tỉ đồng cho nhà thầu ứng để thi công rồi xin vốn sau.
Trong những ngày qua, chúng tôi đã có dịp trực tiếp “mục sở thị” trên đoạn đường quốc lộ 1A đoạn đi qua các xã Kỳ Trinh, Kỳ Thịnh, Kỳ Long, Kỳ Phương, Kỳ Liên, Kỳ Nam – nơi đóng “đại bản doanh” của khu công nghiệp Cảng Vũng Áng.
Chợ TX Hồng Lĩnh không chỉ phục vụ cho việc buôn bán của nhân dân trên địa bàn mà còn ở các địa phương lân cận như Đức Thọ, Can Lộc… Tuy nhiên, khu chợ này hiện đang bị quá tải và xuống cấp nghiêm trọng, cần được đầu tư nâng cấp để xứng tầm là khu thương mại trung tâm của thị xã.
Những năm gần đây, trên địa bàn huyện Nghi Xuân xuất hiện rất nhiều chợ tạm (chợ cóc, chợ tự phát). Dù rằng, chợ tạm mọc lên là điều kiện thuận lợi, góp phần đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa cho nhân dân trong vùng. Thế nhưng, đi liền với nó là những hệ lụy, bất cập cần được giải quyết.
Hiện nay, hoạt động quảng cáo ngoài trời trên địa bàn Hà Tĩnh đang trở nên sôi động. Những biển hiệu, pa-nô quảng cáo với đủ mọi kích cỡ, màu sắc và đủ thứ ngôn ngữ xuất hiện ngày càng nhiều 2 bên quốc lộ và các tuyến đường trung tâm của các địa phương.
Được xem là dự án trọng điểm, cấp bách, thế nhưng, đã 4 năm nay, công trình nâng cấp đê La giang (Hà Tĩnh) vẫn còn dang dở. Đã vậy, còn xuất hiện nhiều biểu hiện cho thấy chất lượng thi công “có vấn đề”.
Được xem là dự án trọng điểm, cấp bách, thế nhưng, đã 4 năm nay, công trình nâng cấp đê La giang (Hà Tĩnh) vẫn còn dang dở. Đã vậy, còn xuất hiện nhiều biểu hiện cho thấy chất lượng thi công “có vấn đề”.
Năm 2011, chuẩn bị cho ngày thành lập huyện, UBND huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã mua hàng chục cây cau cảnh giá gần hai trăm triệu đồng về trồng ở tuyến đường chính vào trung tâm hành chính huyện. Tuy nhiên, do không được trồng và chăm sóc đúng cách hàng chục cây cau vua đã chết khô tạo nên một hình ảnh xấu xí trước cửa công đường.