Các nhà nghiên cứu Nhật Bản khảo sát khảo cổ học tại Nghi Xuân

Với mục đích nghiên cứu các thông tin về địa danh, dấu tích khảo cổ, nguồn tư liệu lịch sử để hệ thống thêm nguồn tư liệu về vai trò cảng biển Hội Thống và mối quan hệ giao thương giữa hai quốc gia Nhật Bản – Đại Việt trong tiến trình lịch sử từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 18. Ngoài ra, đoàn cũng tiến hành thám sát các dấu tích khảo cổ học khu vực Đền Huyện, bến Giang Đình, thị trấn Nghi Xuân.

Phan Thư Hiền: Nhà nghiên cứu văn nghệ dân gian, kịch tác gia

Nhà nghiên cứu văn hóa văn nghệ dân gian, kịch tác gia Phan Thư Hiền, sinh năm 1959, quê quán xã Đức Xá – huyện Đức Thọ – Hà Tĩnh. Nguyên Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Tĩnh đã nghỉ hưu, hiện là Ủy viên BTV Hội liên hiệp VHNT, Chi hội trưởng Hội Di sản văn hóa Việt Nam tại Hà Tĩnh, Chi hội trưởng Chi hội Văn nghệ dân gian Hà Tĩnh.

Lặng lẽ Thái Kim Đỉnh

Một dạo, tôi đã ngồi trước trang giấy úa vàng để viết về ông. Lại đến một dạo, tôi ngồi trước màn hình máy tính để viết về ông. Cả hai lần đều thất bại. Ông không hiện ra như tôi mong muốn. Ông không nói về mình, về những công trình, tác phẩm và cả những dự định của ông. Ông ngồi trước tôi như sự hiện diện của một sự im lặng muôn thuở. Mỗi lần ra khỏi nhà ông, tôi lại chỉ mang theo được một gương mặt lặng lẽ, một không khí lặng lẽ và một nỗi buồn lặng lẽ mơ hồ.

Ngàn Hống trong câu chuyện của các nhà nghiên cứu văn hóa

Những nghiên cứu của ông Võ Hồng Huy cho thấy, Ngàn Hống xuất hiện từ kỷ đệ tứ, cách nay khoảng 1 triệu năm và có tới 7 tên gọi khác nhau như: Ngàn Hống, núi Hồng, rú Lớn, rú Cao, Hương Tượng, Hồng Sơn, Hồng Lĩnh. Núi chiếm diện tích 30 km2 và nằm trải dài trên địa bàn 3 huyện: Nghi Xuân, Can Lộc, Đức Thọ. Và, sở dĩ có chữ Hồng là bởi chữ rất nhiều nghĩa. Mỗi cái tên có một cách lý giải riêng, tên thì được lý giải theo ngữ nghĩa, tên lại được gọi theo truyền thuyết hoặc trên căn cứ địa lý…

TOP