Từ một vùng đất hoang vu, người thương binh Hoàng Ngọc Trà đã dành cả tuổi thanh xuân của mình để khai hoang. Sau hàng chục năm với biết bao thăng trầm, giờ đây ông đã sở hữu trong tay trang trại tiền tỷ, là niềm mơ ước của bao người.
Hưởng ứng phong trào phát triển kinh tế nông thôn, góp sức xây dựng nông thôn mới (NTM) do tỉnh Hà Tĩnh phát động, trong những năm qua trên vùng đất khó này đã xuất hiện hàng trăm mô hình đoàn viên thanh niên (ĐVTN) làm kinh tế giỏi.
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân, chị Nguyễn Thị Thương, thôn Trường Xuân, xã Kỳ Hợp luôn thấu hiểu những khó khăn, thiếu thốn của một gia đình nghèo. Chị luôn tìm cách để đưa kinh tế gia đình đi lên, tạo điều kiện cho các con ăn học. Với suy nghĩ chăn nuôi nhỏ lẻ để tích góp dần nguồn vốn. Từ những đồng vốn tích góp được chị đầu tư xây dựng chuồng trại, chăn nuôi bò đàn và gà thả vườn, kết hợp với trồng rừng nguyên liệu, đào ao thả cá. Trong quá trình chăn nuôi, chị Thương đã tích cực tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi, chăm sóc vật nuôi, nên đàn bò của chị luôn khỏe mạnh, mỗi năm sinh sản trên 10 con bê nghé, cho thu nhập trên dưới 100 triệu đồng. Ngoài ra, với diện tích đất vườn rừng hơn 13 ha với hàng vạn cây keo tràm…
Gần 10 năm chiến đấu với căn bệnh ung thư thanh quản, giờ đây ông không những đã thoát khỏi cái “án tử” mà còn trở thành một trong những hội viên tiêu biểu về nghị lực vượt khó trong làm ăn kinh tế giỏi.
Với gần 500 cây cam chanh, 150 cây cam bù, 200 cây bưởi mà hiện nay vợ chồng ông Hậu đang có, đã mang lại cho gia đình ông trên 300 triệu đồng mỗi năm. Ngoài ra, ông cũng đã trồng được 300 cây dó trầm, trong đó có 200 cây đã đến thời kỳ thu hoạch và 2ha keo 3 năm tuổi. Không dừng lại ở đó, với bản tính cần cù, chịu khó vợ chồng ông Hậu còn nuôi thêm trâu bò, gà và nuôi ong lấy mật, mỗi năm cũng giúp gia đình ông thu thêm 50 triệu đồng. Nhận thấy cây cam là loại cây có tuổi thọ không cao, thời gian cho quả không nhiều. Vì vậy, ngoài việc chăm sóc cam đúng quy trình kỹ thuật, ông còn kịp thời thay thế dần những gốc cam suy thoái và chọn những cây cam tốt để tiếp tục nhân giống. Do đó, vườn cam của gia đình ông năm nào cũng cho quả ổn định, chất lượng đảm bảo, được người tiêu dùng rất ưa chuộng. “Tiếng lành đồn xa”, không những thương lái đến tận nơi để mua cam mà nhiều người dân trong vùng cũng đã tìm đến gia đình ông để mua cây giống về trồng. Mỗi năm gia đình ông cung cấp trên 1000 cây cam giống cho bà con. Mô hình kinh tế tổng hợp cho thu nhập gần 400 triệu đồng mỗi năm của gia đình cựu chiến binh Nguyễn Trí Hậu đã trở thành điểm sáng để nhiều hộ dân tại địa phương đến tham quan, học hỏi kinh nghiệm.
Nhìn những quả cam chín mọng, trĩu cành mới thấu hiểu hết nỗi vất vả, nhọc nhằn mà vợ chồng cựu chiến binh Nguyễn Trí Hậu đã dày công chăm bón qua nhiều năm. Cũng từ những thành quả đó mà nhiều năm liền ông Hậu đã được nhận bằng khen, giấy khen của tỉnh của huyện về điển hình làm kinh tế giỏi. Ông thực sự là cựu chiến binh gương mẫu, vượt khó vươn lên làm giàu, đáng để nhiều người học tập, noi theo. /.
Phát triển kinh tế gia đình từ chăn nuôi và trồng trọt đã và đang là hướng đi đúng đắn và mang lại hiệu quả đối với đời sống hội viên phụ nữ xã Đức Lạng. Thông qua mô hình trên, nhiều hội viên đã tự mình vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng. Chị Nguyễn Thị Tiếp – ở thôn Tân Quang là một trong những tấm gương như thế.