Trong nhiều năm vừa qua, các lực lượng chức năng phải hết sức vất vả mới giải phóng được hệ thống ki ốt, hàng quán lụp xụp bủa vây bãi biển thì mới đây chính quyền huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) lại “bật đèn xanh” để cho người dân xây lều ốt chạy dọc bãi biển Xuân Thành, núp bóng nhà tạm hợp đồng hằng năm.
Nhiều người dân xã Thới Sơn, Tp. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang bức xúc trước việc gia đình Chủ tịch xã xây “biệt phủ” hàng chục tỷ đồng mà không xin phép. Trong khi đó, các hộ dân khác khi xây nhà ở phải xin phép rất "gian nan".
Không phải sau khi “Du thuyền triệu đô” được đưa về Hà Tĩnh để phục vụ hoạt động vận tải hành khách, kinh doanh du lịch, vấn đề bến thủy nội địa mới được đặt ra, mà việc cấp phép bến thủy nội địa ở Hà Tĩnh đã nhiều lần được “cân lên đặt xuống” vì nhiều vướng mắc, bất cập liên quan.
Phớt lờ biên bản đình chỉ của CSGT đường thủy Hà Tĩnh, du thuyền Giang Đình cổ độ vẫn hoạt động đưa đón khách du lịch, nhà hàng nổi di động trên sông Lam.
Mặc dù tỉnh Thanh Hóa đã có quyết định xóa bỏ các cửa hàng xăng dầu không đảm bảo tiêu chí về phòng chống cháy nổ, không thuộc mạng lưới quy hoạch kinh doanh xăng dầu, nhưng cho đến nay vẫn còn nhiều cửa hàng ngang nhiên hoạt động không phép.
Đội Cảnh sát kinh tế – Công an TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh) phối hợp với Công an phường Kỳ Thịnh vừa tiến hành khám xét, bắt quả tang một cơ sở sản xuất thuốc đông y trái phép, thu giữ hàng trăm hộp thuốc đóng viên chuẩn bị được đưa đi tiêu thụ.
Thạch Kim – một trong những xã nghèo nằm dọc bờ biển huyện Lộc Hà hàng ngày bị cuốn đi cả triệu khối cát, cuộc sống sinh hoạt của hàng ngàn hộ dân bị đảo lộn vì bụi bặm bay vào tận nhà…
Chính quyền các cấp ở huyện Cẩm Xuyên “buông lỏng” quản lý đang vô tình “tiếp tay” cho hoạt động tập kết, kinh doanh cát không rõ nguồn gốc. Các bãi tập kết cát không được cấp phép ngang nhiên kinh doanh giữa “thanh thiên bạch nhật” mà không vấp phải sự cản trở của cơ quan chức năng ….
Chưa đủ điều kiện để Sở y tế Hà Tĩnh cấp giấy phép hoạt động, nhưng phòng khám tự nguyện có địa chỉ đường Quốc lộ 15, xã Thường Nga, huyện Can Lộc vẫn ngang nhiên hoạt động.
Đã nhiều năm nay, dọc bờ sông La thuộc huyện Đức Thọ tình trạng xây dựng, sử dụng bãi tập kết cát trái phép hoạt động thường xuyên, công khai. Nhiều lần chính quyền địa phương, huyện, tỉnh quyết tâm xử lý tình trạng này nhưng đâu lại vào đó. Hoạt động bãi tập kết trái phép đang tiếp tay cho cát tặc tiêu thụ dễ dàng, gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm tiếng ồn, sạt lỡ hai bên bờ sông…
Không được cấp phép xây dựng, một chủ đầu tư vẫn ngang nhiên xây dựng tổ hợp khách sạn, văn phòng ngay sát mép chân đập cung cấp nước cho Khu kinh tế Vũng Áng, Kỳ Anh, Hà Tĩnh.
Các quầy thuốc bị đình chỉ hoạt động gồm: Quầy thuốc tây y Trần Thị Liên (thị trấn Nghèn), Quầy thuốc Nguyễn Thị Nga (xã Thuần Thiện) và Quầy kinh doanh thuốc y học cổ truyền Nguyễn Thanh Oai (xã Hồng Lộc).
Hiện trên địa bàn Hà Tĩnh có 5 nhà mạng hoạt động với gần 1.500 trạm thu phát sóng thông tin di động (gọi tắt là trạm BTS), trong đó chỉ 98 trạm được cấp phép xây dựng. Điều đáng nói, những trạm BTS có cột ăng-ten mọc ngay trên sân thượng xuất hiện ngày càng nhiều tại các khu dân cư, ảnh hưởng không nhỏ đến mỹ quan đô thị, gây bất an cho người dân, đặc biệt khi mùa mưa bão cận kề…
Ngoài kiểu hành nghề như ông N., trên địa bàn tỉnh ta đang còn khá nhiều kiểu hành nghề y tự phát, nhỏ lẻ, núp bóng các tổ chức nhân đạo, từ thiện. Số đối tượng hành nghề này thường không biển hiệu, không đăng ký, hoạt động không cố định, thường xuyên nên ngành Y tế gần như không thể nắm bắt, quản lý và tiềm ẩn nguy cơ đe dọa tính mạng người dân rất cao. Đơn cử, ngày 7/1/2014, sau khi đến một điểm chăm sóc sức khỏe từ thiện trên địa bàn xã Thạch Trung (TP Hà Tĩnh) để tiêm một liều thuốc bổ, ông Lê Đình Tứ (76 tuổi, trú tại khối phố 8, phường Nguyễn Du, TP Hà Tĩnh) đã tử vong. Tại các điểm chăm sóc sức khỏe từ thiện do một số người dân địa phương lập nên và chưa có giấy phép như thế này, việc để xảy ra các sai sót nghiêm trọng về chuyên môn là không tránh khỏi.
Nhiều tuần qua, bà con ở ngõ 110, đường 26/3 (thuộc khối phố 5, phường Đại Nài – TP Hà Tĩnh) hết sức bức xúc việc gia đình ông Nguyễn Hữu Định xây dựng nhà ở lấn đường ngõ xóm làm ảnh hưởng đến giao thông đi lại trong khu dân cư…
“Bạn em nói chỉ cần mặc mát mẻ một chút, ngồi chơi nói chuyện với khách thì mỗi tối sẽ được "bo" cho từ 100.000 – 200.000 đồng”, L.- sinh viên một trường ĐH tại TP.HCM, mặc bikini đi làm thêm trong nhà hàng karaoke kể lại.
Bất ngờ ập kiểm tra cơ sở kinh doanh karaoke không phép, đoàn kiểm tra bắt quả tang hàng chục tiếp viên, có cả sinh viên, mặc bikini khiêu dâm để tiếp khách.