Chiều 5/11, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn có buổi nói chuyện với lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho lãnh đạo, quản lý cấp xã (chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn) trên toàn tỉnh.
Mục tiêu của dự án là khắc phục, giải quyết ô nhiễm và nguy cơ ô nhiễm nguồn nước hồ Bộc Nguyên, di dời 26 hộ dân ra khỏi khu vực thượng nguồn lòng hồ. Tuy nhiên, người dân vẫn được vào lòng hồ để sản xuất, trồng cây, chăm sóc rừng… khiến dư luận lo lắng liệu môi trường có được bảo vệ bền vững như mục tiêu của dự án?
Chiều 30.6, nguyên nhân khiến cá chết hàng loạt ở các tỉnh miền Trung đã được công bố tại cuộc họp báo của Chính phủ. Không ai khác, thủ phạm chính trong vụ cá chết đầy biển hồi đầu tháng 4 vừa qua đích thị là từ chất thải nguy hại của nhà máy luyện cán thép Formosa gây ra.
“Hà Tĩnh có truyền thống lịch sử, văn hóa cách mạng rất kiên cường. Đây là nguồn lực vô hình, nguồn lực không tính toán được nhưng sẽ cho chúng ta sức mạnh. Đây cũng là nguồn lực, nguồn lực tinh thần, nếu biết khai thác sẽ là động lực”, đó là khẳng định của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại buổi làm việc với Đảng bộ Hà Tĩnh vào chiều ngày 22/4.
Chiều 26/2, ông Lê Đình Sơn – Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011 – 2015 và tổng kết tổng điều tra, rà soát hộ nghèo năm 2015. Dự Hội nghị, có đại diện Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.
Là phường nằm ở trung tâm Thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, những năm gần đây phường Nam Hồng đã tận dụng lợi thế, phát huy tiềm năng để phát triển kinh tế – xã hội. Cơ cấu chuyển dịch đúng hướng, thương mại dịch vụ, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp ngày càng phát triển nâng cao đời sống người dân.
Là một xã thuần nông của huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh điều kiện nhân dân còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ và sự đồng thuận của nhân dân, năm 2015, kinh tế – xã hội xã Quang Lộc đã có bước phát triển nhanh, bền vững, đặc biệt ghi nhận là chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã làm thay đổi bộ mặt nơi đây.
Dự họp có các đồng chí trong BTV Tỉnh ủy, Thường trực HĐND, lãnh đạo UBND, UBMTTQ tỉnh; trưởng đoàn công tác của Tỉnh ủy ở các địa phương, lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, các huyện, thị, thành phố trong tỉnh và các xã đăng ký về đích trong năm 2015.
Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, với những cố gắng, nỗ lực của toàn Đảng bộ, chính quyền, đoàn thể và các tầng lớp nhân dân, tỉnh Hà Tĩnh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trên tất cả các lĩnh vực, tạo tiền đề cơ bản và thuận lợi cho bước phát triển trong các năm tiếp theo.
Những năm gần đây, ngành chăn nuôi của huyện Can Lộc đang dần chuyển dịch theo hướng chăn nuôi tập trung với hình thức trang trại, gia trại quy mô lớn, liên kết và mang tính bền vững, từng bước đưa ngành chăn nuôi dần chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nông nghiệp, góp phần quan trọng đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.
Ảnh: Đồng chí Bí thư huyện ủy Nguyễn Văn Danh báo cáo tình hình phát triển kinh tế – xã hội 8 tháng đầu và triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm đến hết năm 2015
Thực hiện Chỉ thị số 36 ngày 30/5/2014 của Bộ Chính trị về Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng và Kế hoạch số 30 ngày 17/11/2014 của Ban Thường vụ Huyện ủy về triển khai Đại hội đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ III. Đây là sự kiện có ý nghĩa trọng đại đối với quê hương, đất nước, là đợt sinh hoạt chính trị quan trọng, sâu rộng trong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta.
6 tháng đầu năm, tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản của huyện Nghi Xuân đạt 744 tỷ đồng (tăng 10,37% so với cùng kỳ năm 2014). Toàn huyện đã xây dựng được 333 mô hình sản xuất kinh doanh có doanh thu trên 100 triệu đồng. Nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã được thành lập mới. Sản xuất tiểu thủ công nghiệp, xây dựng tiếp tục có bước phát triển; giá trị sản xuất ước đạt gần 620 tỷ đồng (tăng 17,05% so với cùng kỳ); thu ngân sách đạt khá.
Sáng 13/3, Ban Kinh tế và Ngân sách HĐND tỉnh tổ chức làm việc với Sở Xây dựng để nghe báo cáo và cho ý kiến về Đồ án “Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Hà Tĩnh và vùng phụ cận giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050” trước khi UBND tỉnh phê duyệt theo thẩm quyền.
Ngày 26/2/2015, ông Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương đảng, Trưởng ban tổ chức Trung ương đã công bố và trao quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, bổ nhiệm cán bộ. Ngay trong ngày 26/2, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn tân Bí thư Tỉnh ủy – Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Kim Cự về tình hình kinh tế – chính trị – xã hội của tỉnh cũng như các kế hoạch xây dựng, phát triển của địa phương trong thời gian tới.
Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, nhưng dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, các cấp chính quyền và nhân dân Hà Tĩnh đã chung sức đồng lòng, nỗ lực phấn đấu, thực hiện vượt xa các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra, đưa Hà Tĩnh phát triển nhanh, bền vững, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Nhân dịp đầu xuân năm mới, Báo Đời sống & Tiêu dùng đã có cuộc phỏng vấn Ông Nguyễn Thanh Bình, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh.
Nhân dịp đầu xuân mới, PV có cuộc trao đổi với ông Đặng Ngọc Sơn, GĐ Sở NN-PTNT Hà Tĩnh xung quanh thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở Hà Tĩnh.
Tính đến ngày 8/12/2014, Hà Tĩnh đã có 26 xã được công nhận hoàn thành chương trình mục tiêu xây dựng Nông thôn mới. Đây là kết quả sự nỗ lực vượt bậc của các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân tỉnh Hà Tĩnh…
Quy hoạch đặt mục tiêu cụ thể đến năm 2020 là hoàn thành khoảng 25 đề án thăm dò quặng sắt, đạt mục tiêu khoảng 294 triệu tấn trữ lượng cấp 121 và 122; đưa vào khai thác và chế biến đạt công suất thiết kế 2 mỏ quặng sắt quy mô lớn là Thạch Khê (Hà Tĩnh) và Quý Xa (Lào Cai); các mỏ quặng sắt quy mô vừa và nhỏ trên địa bàn các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Kạn; Thái Nguyên, Phú Thọ, Thanh Hóa và Quảng Ngãi.
Theo đánh giá, nhờ làm tốt công tác chỉ đạo, triển khai nên việc thực hiện các chương trình giảm nghèo bền vững trên địa bàn Vũ Quang đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Các chương trình giảm nghèo được thực hiện trong giai đoạn 2006 – 2013 đã phát huy hiệu quả, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong công cuộc phát triển KT – XH của địa phương.
Sáng nay (15/1), tại Quảng Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Trần Văn Tuân và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Thiện đồng chủ trì Hội thảo khởi động Dự án phát triển nông thôn bền vững vì người nghèo (SRDP). Giám đốc IFAD tại Việt Nam Henning Pedersen tham dự.
Sau 3 năm triển khai thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững và thực hiện Nghị quyết 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững, Hà Tĩnh đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.
Với mục đích cải thiện sinh kế bền vững cho những nông dân nghèo trong bối cảnh biến đổi khí hậu (BĐKH) và thiên tai diễn biến khó lường, Trung tâm Phát triển nông thôn bền vững (SRD), một tổ chức phi lợi nhuận, phi chính phủ trong nước, đã triển khai dự án “Áp dụng chuỗi giá trị cải thiện sinh kế nông thôn trong bối cảnh BĐKH và thiên tai ở tỉnh Hà Tĩnh” với sự hỗ trợ ngân sách của tổ chức Manos Unidas (Tây Ban Nha). Nhờ đó, nhận thức về phòng, chống lũ lụt, ứng phó với BĐKH của người dân trong vùng đã được nâng lên rõ rệt…
Sáng 22/11, UBND tỉnh tổ chức họp phiên thường kỳ tháng 11 để đánh giá kết quả thực hiện KT-XH, QP-AN năm 2013 và kế hoạch năm 2014; nghe báo cáo, đề án chuẩn bị trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy kỳ họp tháng 11/2013 và trình kỳ họp thứ 8, HĐND tỉnh khóa XVI.
Hà Tĩnh được xem là vùng "rốn lũ” khi mảnh đất "gánh hai đầu đất nước” này thường xuyên bị thiên tai ập tới, đói nghèo đe dọa. Bão lũ có thể khiến họ trắng tay, thậm chí không còn chỗ nương thân, vậy cộng đồng cư dân ở đây đã có cho mình bài học gì để sống chung với lũ và thoát nghèo bền vững?
Ngay từ tháng 10/2012, Cục THADS Hà Tĩnh đã chỉ đạo các cơ quan THADS toàn tỉnh lập danh sách và xác định rõ nguyên nhân các việc THADS chuyển kỳ sau, biện pháp tiếp tục tổ chức thi hành trong năm 2013.
Mô hình trồng nấm của anh Nguyễn Văn Duẩn, 32 tuổi (xóm Liên Thanh, xã Thạch Hạ, TP Hà Tĩnh) tuy vốn đầu tư nhỏ nhưng hiệu quả cao, cho thu nhập hơn 100 triệu đồng mỗi năm.