Phong Thuỷ

Rằm tháng giêng, ngày lễ thiêng liêng đầu năm

Rằm Tháng Giêng ở Việt Nam xa dần điển tích trước kia của Trung Hoa mà nhập vào Phật giáo. Dù kinh điển nhà Phật không nói đến ngày rằm Tháng Giêng nhưng trong dân chúng thì đây là dịp lên chùa cúng sao giải hạn,ước nguyện điềm lành. Cái tục lễ này đã có từ rất lâu rồi, nên mọi người rất chú ý việc cúng bái gia tiên, bởi đây là ngày trăng tròn đầu năm.

Rằm tháng giêng (hay còn được gọi là tết Nguyên Tiêu) được coi là ngày lễ thiêng liêng nhất đầu năm mới và còn được gọi là “Lễ hội đèn hoa” hoặc “Hội hoa đăng”. Vào ngày này mọi người thường đi lễ chùa, cầu vận may đến cho gia đình, cho người thân, mong một năm an bình, may mắn.
Mâm ngũ quả trên bàn thờ gia tiên
Mâm ngũ quả trên bàn thờ gia tiên
Theo truyền thuyết, tết Nguyên Tiêu có từ đời Hán. Vua Hán Văn lên ngôi sau khi “dẹp yên cuộc rối ren do gia tộc họ Lã ” gây ra, chính ngày đó là ngày rằm tháng Giêng, theo thường lệ, mỗi năm vào ngày rằm tháng Giêng,  vua Hán Văn  ra khỏi cung vua dạo chơi “chung vui với dân”. Chữ “Dạ” trong cổ ngữ Trung Quốc được gọi là “Tiêu”, cho nên vua Hán Văn đã lấy ngày rằm tháng Giêng làm ngày tết Nguyên Tiêu.

Vào ngày này, tùy vào tục lễ của mỗi địa phương, mỗi gia đình việc cúng gia tiên sẽ khác nhau, nhưng mâm ngũ quả sẽ không thể thiếu trên bàn thờ của gia đình.
Thành ngữ có câu:“Lễ Phật quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng

Giỗ tết cả năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng”

Vì thế trong lễ cúng Rằm tháng Giêng, Ngày Tết Nguyên Tiêu các gia đình thường sắm hai lễ cúng: lễ cúng Phật và lễ cúng Gia tiên.

Sắm lễ:

Ngày Tết Nguyên Tiêu các gia đình thường sắm hai lễ cúng: lễ cúng Phật và lễ cúng Gia tiên.

Gia chủ có thể lập đàn tràng tại gia để làm lễ giải hạn. Đàn tràng lập ngoài sân

Cúng Phật: là mâm lễ chay tinh khiết, cùng hương hoa đèn nến.

– Một mâm cỗ chay (7 hoặc 9 hoặc 11 món)

– Một lọ hoa 9 bông màu vàng (dùng hoa ly, hoặc hoa hồng hoặc hoa cúc)

– Hai cây nến

– 5 cốc nước lọc tinh khiết

– 5 cốc trà

Đêm rằm tháng Giêng Âm lịch là Tết Nguyên Tiêu cổ truyền của người dân Châu Á nói chung và của người Việt Nam nói riêng. Theo tập tục từ xưa đêm Rằm tháng Giêng ở thành thị hay nông thôn , đâu đâu cũng treo đèn, kết hoa, làm lễ cúng tổ tiên, ông bà…Ngày nay, rằm tháng Giêng ở nhiều địa phương còn tổ chức thơ ca, hát hò, nó đã trở thành ngày hội sinh hoạt Văn hóa truyền thống của dân tộc.

Việt Nam là một quốc gia đã có hàng nghìn năm lịch sử. Có nhiều tục lễ từ lâu đời do ông cha ta để lại, vì vậy Việt Nam có một nền văn hóa mang bản sắc riêng so với các quốc gia khác trên thế giới. Chính những nét đó làm nên cốt cách, hình hài và bản sắc của dân tộc Việt Nam.

Sơn Nguyễn

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP