Trường hợp đặc biệt
Nghị định 31/2013, tại điểm I khoản 1 Điều 17 quy định đối tượng được công nhận Liệt sỹ là thương binh hoặc người hưởng chính sách như thương binh: “Suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên chết do vết thương tái phát có xác nhận của cơ sở y tế.
Suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80% chết trong khi đang điều trị vết thương tái phát tại bệnh viện cấp huyện hoặc tương đương trở lên”.
Cơ quan chức năng xác định bà Xanh chưa phải là thương binh nên không đủ điều kiện công nhận Liệt sỹ theo quy định nói trên. Tuy nhiên, thực tế là bà Xanh đã bị thương nặng trong chiến đấu sau đó chết vì vết thương tái phát khi đang điều trị, có chứng nhận của Trung tâm điều dưỡng với đầy đủ hồ sơ, bệnh án. Còn việc bà Xanh chưa được giám định thương tật thuộc trách nhiệm của cơ quan chức năng.
Thấy hoàn cảnh bà Xanh quá thiệt thòi, gia đình đã cất công lặn lội đến cơ quan cũ để lục tìm hồ sơ, bệnh án và chạy đi chạy lại để hoàn thiện các thủ tục. Các cấp chính quyền địa phương cũng đã thẩm tra, xác nhận đầy đủ, đề nghị suy tôn bà Xanh là Liệt sỹ.
Ôm một đống giấy tờ, bà Trần Thị Viện (con bà Xanh) thẫn thờ: “Mẹ tôi mất khi tôi còn nhỏ, nay tôi không còn nhớ mặt mẹ. Chỉ biết mẹ đã cống hiến xương máu cho Tổ quốc, nay tôi đề nghị công nhận Liệt sỹ để vong linh mẹ đỡ tủi, chứ thực ra cũng không mong được chế độ, chính sách gì”.
Mẹ mất, bơ vơ, bà Viện được cậu ruột đưa về nuôi, sau đó vào Nam làm thuê, nay đã ngoài 40 tuổi mà chưa lập gia đình. “Tôi đã viết đơn lên Chủ tịch Nước mong được cứu xét cho trường hợp mẹ tôi”, bà Viện nói.
Clip về vụ việc
Bà Trần Thị Viện và cậu ruột đã hơn 10 năm làm hồ sơ công nhận Liệt sỹ cho mẹ |
Bản sao bệnh án xác nhận trường hợp bị thương của nữ TNXP Trần Thị Xanh |
Xác nhận của Trung tâm điều dưỡng về trường hợp qua đời của bà Trần Thị Xanh do vết thương sọ não tái phát |
Quang Đại