1. Theo đề nghị chính thức của Damascus, ngày 30/9 lực lượng không quân vũ trụ Nga đã tiến hành chiến dịch quân sự tại Syria. Căn cứ không quân Hmeymim gần thành phố Latakia được chọn làm nơi tập kết lực lượng của Không quân Nga Theo đó, Nga đã điều một đơn vị đặc nhiệm tới căn cứ không quân Hmeymim, gần tỉnh Latakia. Để đảm bảo các nguồn cung cấp cho căn cứ không quân này, Nga đã sử dụng nhiều tàu chiến thuộc Hạm đội Biển Đen. Bên cạnh đó, Nga còn điều động thêm 8 tàu hàng từ Thổ Nhĩ Kỳ Theo số liệu từ các nguồn tin khác nhau, ngay từ khi bắt đầu chiến dịch không kích tại Syria, nhóm không quân Nga tại đây được trang bị 12 máy bay ném bom chiến trường Su-24M, 12 cường kích Su-25SM, 4 tiêm kích Su-30SM, 6 máy bay ném bom Su-34 và các máy bay trực thăng vận tải Mi-24 và Mi-8AMTSh Tại căn cứ nơi không quân Nga đồn trú cũng bố trí tổ hợp tên lửa – pháo phòng không Pantsir-S1 và tổ hợp tác chiến điện tử Krasuha-4 Tính đến nay, Không quân Nga đã thực hiện hàng nghìn cuộc không kích nhắm vào nhóm khủng bố IS, tiêu diệt hàng trăm mục tiêu khủng bố 2. Ngày 24/11, tiêm kích F-16 của Không quân Thổ Nhĩ Kỳ bất ngờ bắn hạ chiến đấu cơ Su-24 Fencer của Nga đang làm nhiệm vụ dội bom IS. Phía Ankara cáo buộc máy bay Nga xâm nhập không phận trong vòng 17 giây. Trong khi đó, phía Nga cũng đưa ra bằng chứng phủ nhận vấn đề Lần đầu tiên kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, không quân một nước NATO bắn rơi máy bay chiến đấu của Nga. Sự việc đã dẫn đến căng thẳng ngoại giao chưa từng có giữa Moscow và Ankara. Tổng thống Nga Vladimir Putin gọi hành động của Ankara là “đâm sau lưng và đồng lõa với khủng bố”. Ngay sau sự cố Su-24, Tổng thống Putin ra lệnh tăng cường phòng không tại Syria và triển khai hệ thống phòng không tối tân S-400 đến bảo vệ sân bay Latakia. Ngoài ra, Moscow áp dụng một loạt các biện pháp trừng phạt kinh tế chống lại Ankara Giới phân tích nhận định, căng thẳng ngoại giao giữa Moscow và Ankara sẽ gây ra những tác động tiêu cực cho cả 2 nước trong năm 2015 cũng như năm 2016 nếu tình hình không sớm được cải thiện 3. Tháng 1/2015, việc chuẩn bị cho việc thành lập một số căn cứ quân sự mới cho Hạm đội phương Bắc đã được hoàn tất. Ngay sau đó, Sở chỉ huy chiến lược phương Bắc đã được thành lập để bảo vệ lợi ích của Nga tại vùng Bắc Cực, bao gồm Lực lượng Hạm đội phương Bắc và các đơn vị trực thuộc Lực lượng không gian vũ trụ và Lục quân Nga Hiện, có 6 căn cứ quân sự mới đã sẵn sàng hoạt động, gồm căn cứ trên các đảo Kotelny, Alexandra, Sredny và ngôi làng Rogachevo, trên mũi Otto Schmidt và đảo Wrangel 4. Cuộc diễu binh tại Quảng trường Đỏ trong tháng 9 thu hút sự chú ý đặc biệt từ dư luận nước Nga cũng như quốc tế. Lần đầu tiên, quân đội Nga công khai một loạt vũ khí mới sau nhiều năm phát triển một cách bí mật Nổi bật trong các vũ khí mới là xe tăng chiến đấu chủ lực T-14, xe chiến đấu bộ binh T-15 thuộc dự án khung gầm hạng nặng thống nhất Armata Các kỹ sư Nga đã đạt được bước đột phá lớn trong thiết kế xe tăng thiết giáp. T-14 sử dụng tháp pháo điều khiển từ xa hiện đại cùng hệ thống hỏa lực cực mạnh mang lại sức mạnh tác chiến vượt trội. Giới phân tích quân sự phương Tây nhận định, T-14 vượt trội so với các mẫu tăng thiết giáp hiện có của NATO Armata là dự án xe tăng lớn nhất được phát triển dưới thời hậu Xô Viết. Tờ Jane’s Defence Weekly (Anh) nhận xét dự án Armata là thiết kế mới, sự thay đổi đáng kể nhất trong các phương tiện chiến đấu bọc thép của Nga kể từ thập niên 60-70 Đánh giá về những vũ khí mới của Nga, Washington Post nhận định, người Nga đã thành công trong việc thêu dệt câu chuyện bí ẩn xung quanh dự án Armata. Điều đó sẽ tạo nên bước đột phá trong xuất khẩu vũ khí của họ 5. Triển lãm hàng không Quốc tế MAKS-2015 lớn nhất của Nga đượс tổ chức tại thành phố Zhukovsky, Moscow từ ngày 25-30/8 và đã có hơn 404.000 khách tham dự với các hợp đồng đã ký kết trị giá trên 5,3 tỷ USD Có khoảng 760 công ty từ 35 quốc gia đã tham gia vào sự kiện triển lãm hàng năm Những chiếc máy bay khổng lồ như Boeing và Airbus cùng với hàng loạt máy bay khác của các hãng hàng không nổi tiếng thế giới đã được trưng bày tại triển lãm MAKS-2015 và đồng thời có sự tham gia tích cực trong các cuộc đàm phán với các đối tác của Nga từ các quan chức ngành công nghiệp và chính phủ 6. Hội thao diễn ra từ 1-15/8/2015, trong đó đã tổ chức 14 cuộc thi về kỹ năng chỉ huy trên bộ, trên không và trên biển. Tham gia Army-2015 có sự góp mặt của 57 đội từ 17 quốc gia với tổng số hơn 2000 quân nhân Cuộc thi có tất cả 480 bộ huy chương được trao cho những người chiến thắng, trong đó giành cúp toàn nội dung là đội của Nga Để bảo đảm cho cuộc thi, lực lượng vận tải thuộc Bộ Quôc phòng Nga đã chở hơn 279 đơn vị vũ khí và trang thiết bị kỹ thuật quân sự đến thao trường. Các cuộc thi được tổ chức tại lãnh thổ 3 quân khu – miền Tây, miền Trung và miền Nam, đồn trú tại 10 chủ thể Liên bang Nga 7. Ngày 1/8, Nga tuyên bố thành lập Lực lượng Không gian vũ trụ. Cùng ngày, Trung tâm chỉ huy của lực lượng trên cũng được thành lập và được đặt vào vị trí sẵn sàng trực chiến Không chỉ điều hành lực lượng trên, trung tâm chỉ huy này cũng chỉ quản lý và điều hành Không quân Nga, Lực lượng quốc phòng và Phòng thủ tên lửa với mục tiêu bảo vệ không phận Nga, chỉ huy các đợt phóng tên lửa cũng như vận hành nhóm vệ tinh Nga. Thượng tướng Viktor Bondarev được bổ nhiệm vào vị trí Tổng Tư lệnh Lực lượng Không gian Vũ trụ Nga 8. Ngày 12.10, máy bay chở nhóm binh sĩ đầu tiên của Đức đã khởi hành sang Thổ Nhĩ Kỳ để tham gia cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo IS ở Syria 40 binh sĩ cùng hai phi cơ trinh sát Tornado đã cất cánh từ căn cứ quân sự Jagel thuộc bang Schleswig-Holstein, Đức. Trong khi đó, một máy bay tiếp nhiên liệu trên không A310 MRT cũng rời căn cứ Cologne-Wahn để đến căn cứ không quân Incirlik, miền nam Thổ Nhĩ Kỳ Động thái trên được thực hiện trong bối cảnh các nhà lập pháp Đức hồi cuối tuần trước thông qua kế hoạch điều động 1.200 binh sĩ cùng máy bay tham gia các chiến dịch quân sự quốc tế nhằm chống lại nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Việc triển khai quân này là nhằm chung tay với Pháp trong nỗ lực tiêu diệt các tay súng cực đoan IS sau khi chúng thực hiện chuỗi vụ tấn công đẫm máu ở Paris hôm 13/11, khiến 130 người thiệt mạng Berlin còn tuyên bố sẽ điều một tàu khu trục nhỏ tới bảo vệ tàu sân bay Charles de Gaulle của Pháp ở phía đông Địa Trung Hải. Song Đức hiện chưa có kế hoạch dội bom các mục tiêu IS ở Syria như Mỹ, Pháp, Anh đang làm 9. Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đã vươn rộng mạng lưới hoạt động của chúng với nhiều nhánh và phần tử tham gia ở khắp nơi trên thế giới. Trong nửa đầu năm 2015, ít nhất khoảng hơn 7.000 chiến binh nước ngoài tham gia vào IS IS đã nhận trách nhiệm gây ra hàng loạt vụ khủng bố đẫm máu tại nhiều khu vực trên thế giới: vụ rơi máy bay Nga tại bán đảo Sinnai ở Ai Cập làm 224 người chết, vụ khủng bố Paris tối 13/11 khiến 130 người thiệt mạng, vụ xả súng ở California, Mỹ hôm 3/12 khiến 14 người thiệt mạng. 80% số người thiệt mạng tại Afghanistan, Iraq, Nigeria, Pakistan, và Syria là do khủng bố gây ra Năm 2015 chủ nghĩa cực đoan cũng đã tiến đến châu Á. Tiêu biểu là vụ phiến quân Duy Ngô Nhĩ đánh bom ngôi đền Erawan tại trung tâm thủ đô Bangkok, Thái Lan đã khiến 20 người thiệt mạng và 80 người khác bị thương 10. Một quan chức Lầu Năm Góc trả lời hãng tin CNN rằng , khi đi qua eo biển Hormuz, cửa ngõ tiến vào Vịnh Ba Tư, tàu sân bay USS Harry S. Truman đã bắt gặp một tên lửa tầm xa của Iran chỉ cách tàu có hơn 1.300m, được cho là phóng đi trong một cuộc tập trận bắn đạn thật của nước này vào ngày 26/12 vừa qua Khi đó tàu Harry S. Truman đi cùng với ba tàu của các nước thuộc liên quân chống khủng bố do Mỹ đứng đầu cùng một tàu khác của Mỹ. Phát ngôn viên Bộ Chỉ huy Trung ương Mỹ, ông Kyle Raines gọi đây là một động thái “bất thường” của Hải quân Iran Tàu sân bay vẫn ở trong khu vực Lầu Năm Góc gọi là “tuyến hàng hải được quốc tế công nhận” khi hải quân Iran thông báo qua các kênh radio hàng hải về việc chuẩn bị tập trận. Raines nói tàu Truman không hề đi lạc vào vùng lãnh hải của Iran trong bất cứ thời điểm nào Các quan chức quân sự Mỹ nói thêm rằng dù người Iran dường như không nhắm vào bất cứ tàu cụ thể nào trong cuộc tập trận, hành động của họ là “khiêu khích không cần thiết và không an toàn”. Không hề có bất cứ liên lạc trực tiếp nào giữa hải quân Mỹ và Iran khi sự cố xảy ra, một quan chức cho biết. |
Từ khóa:
nổi bật nhất năm 2015
, 10 sự kiện quân sự thế giới