Người dân ở Thanh Chương, Nhhệ An thông tin đến Báo Giáo dục Việt Nam cho biết, nhiều cán bộ xã tại huyện Thanh Chương không đậu tốt nghiệp trong khóa học 2006 – 2009 tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên của huyện nhưng vẫn có bằng và đang đảm nhiệm một số chức vụ quan trọng tại địa phương. Chúng tôi đã tìm gặp ông Lê Văn Kiệm – Giám đốc Trung tâm GDTX huyện Thanh Chương để tìm hiểu.
Ông Lê Văn Kiệm – Giám đốc Trung tâm GDTX huyện Thanh Chương khẳng định năm 2009 chỉ có 18 cán bộ là học sinh thi dậu tốt nghiệp. |
Trong buổi là việc, ông Kiệm đã cho chúng tôi xem bảng điểm thi tốt nghiệp THPT của trung tâm này ngày 2/6/2009 thì số thí sinh tham gia thi có 141 người. Nhưng trong bảng danh sách có đến 123 người bị đánh dấu là (H) tức là hỏng chưa đậu tốt nghiệp. Chỉ có 18 người được đánh dấu là (Đ) tức là đã thi đậu trong kỳ thi này.
Trong bảng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2009 của Trung tâm GDTX huyện Thanh Chương cho thấy 123/141 thí sinh không thi đậu tốt nghiệp |
Mặc dù không thi đậu tốt nghiệp tại Trung tâm GDTX huyện Thanh Chương năm 2009 nhưng bà Nguyễn Thị Oanh – Chủ tịch hội phụ nữ xã Hạnh Lâm lại vẫn có bằng tốt nghiệp THPT |
Điển hình như trường hợp bà Nguyễn Thị Oanh – Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Hạnh Lâm, huyện Thanh Chương. Nhưng khá ngạc nhiên, khi được hỏi, bà Oanh khẳng định mình có bằng tốt nghiệp THPT. “Nói có sách, mách có chứng” bà Oanh đã cho chúng tôi xem tấm bằng tốt nghiệp THPT của bà.
Cũng tại xã Hạnh Lâm ông Ngô Trí Khoa – Phó trưởng công an xã cũng nằm trong danh sách trượt tốt nghiệp năm 2009 của Trung tâm GDTX huyện Thanh Chương với số điểm 11,5 điểm/ 6 môn thi. Nhưng trong buổi làm việc ông Khoa cũng chứng minh là mình có bằng tốt nghiệp THPT với một tấm bằng có dấu và chữ ký của Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An như của bà Oanh. Thời gian được cấp bằng cũng khớp với thời gian trên bằng của bà Oanh.
UND xã Hạnh Lâm, huyện Thanh Chương, Nghệ An nơi ông Khoa và bà Oanh đang làm việc |
Chỉ đến khi chúng tôi đưa bảng điểm thi tốt nghiệp do Trung tâm GDTX huyện Thanh Chương cấp thì cả bà Oanh và ông Khoa mới tỏ vẻ bối rối.
Vậy thực chất hai tấm bằng này có gì lạ? Vì sao cả ông Khoa và bà Oanh đều nằm trong danh sách trượt thi tốt nghiệp năm 2009 của Trung tâm GDTX huyện Thanh Chương nhưng vẫn có bằng? Còn những cán bộ xã nào tại huyện Thanh Chương vẫn đang đảm nhiệm những chức vụ quan trọng tại một số xã khi mà chưa đậu tốt nghiệp THPT chúng tôi sẽ đề cập trong bài viết sau.
Nguồn Xuân Hòa (GDVN)