Trong quá trình kiểm tra thực tế cho thấy trên thượng nguồn hồ Bộc Nguyên đã và đang có nguy cơ bị ô nhiễm nguồn nước thô rất trầm trọng.
Sau khi báo Tầm nhìn đăng bài phản ánh Công ty TNHHMTV cấp nước Hà Tĩnh đã phối hợp với đoàn kiểm tra liên ngành đi kiểm tra lấy mẫu và triển khai phương án bảo vệ nguồn nước. |
Hiện nay, xóm Làng Vòng xã Thạch Điền nằm ở Phía Tây thượng nguồn có 81 hộ, trong đó có 25 hộ đã đăng ký hộ khẩu, có 19 hộ làm lán trại sát mép hồ, số còn lại ở rải rác hai bên mép khe Thình Thình. Xóm Tân Sơn xã Nam Hương nằm ở phía Tây Bắc thượng nguồn có 73 hộ nhà cửa được xây dựng sát mép hồ và hai bên khe Nước Sốt.
Nghề nghiệp chủ yếu của các hộ dân ở đây chủ yếu là chăn nuôi trâu bò và trồng rừng. Điều rất nghiêm trọng ở đây đó là hầu hết các hộ dân này các công trình vệ sinh còn sơ sài, quá trình sinh hoạt, chăn nuôi thì nước thải chảy theo khe đổ về hồ Bộc Nguyên.
Điều nghiêm trọng nhất là hiện nay trên đoạn đường 22, thuộc thượng nguồn, nhân dân khai thác cây keo và bóc vỏ đổ rải rác trên khu vực này. Hơn thế nữa, nguy cơ tiềm ẩn ô nhiễm nguồn nước về lâu dài là hiên nay diện tích cao su tại vùng rừng đầu nguồn của Công ty Cổ phần Việt Hà – Hà Tĩnh. Quá trình sản xuất, chăm bón, thuốc bảo vệ thực vật dùng để bảo vệ cao su sẽ trôi theo dòng nước đổ xuống lòng hồ Bộc Nguyên, gây ô nhiễm nguồn nước.
Nguồn nước đầu nguồn có màu đen ngòm | ||
Trâu bò chăn thả tự do đầu nguồn | ||
Ông Phạm Quang Sơn – Phó Giám đốc Công ty cho biết: “ Dân cư sinh sống và sản xuất ở vùng thượng nguồn của hồ, vứt vỏ cây bừa bãi khi khai thác gỗ cây trồng đang gây tác động trực tiếp tới nguồn nước của hồ Bộc Nguyên.
Vỏ keo được vứt bừa bãi dọc đường 22, một trong những nguyên nhân dẫn đến nguồn nước bị ô nhiễm |
Mặt khác một số dự án như trồng cây cao su ở thượng nguồn sẽ dẫn đến hệ lụy tiềm ẩn lâu dài của nguồn nước… Chúng tôi sẽ có phướng án báo cáo UBND tỉnh, các ban ngành xin ý kiến chỉ đạo thực hiện nhằm duy trì đảm bảo chất lượng nguồn nước trong hiện tại cũng như trong tương lai…”.
Đặng Sơn – Hà Vy