Cách Thị trấn huyện chừng 15 Km, chúng tôi đến xã Phúc Trạch, huyện Hương Khê, nơi duy nhất sản xuất đũa từ cây cau rừng.
Đũa cau Nàng Rưng – Chung tay xây dựng Nông thôn mới.
Khi hỏi về người khai sáng ra làng nghề làm đũa từ cây cau Nàng Rưng một người dân địa phương đã dẫn chúng tôi đến nhà bà Lê Thị Thanh ở xóm 1. Dù đã bước sang cái tuổi thất thập, nhưng bà vẫn có một sức khỏe dẻo dai và đôi bàn tay khéo léo. Khi hỏi về nghề làm đũa từ chất liệu đặc biệt “độc nhất vô nhị”này bà cho biết. Trước đây, gia đình ông bà nghèo lắm, ngoài làm ruộng, trồng vài cây sắn thì còn phải đi đốn củi đem bán. Quần quật quanh năm suốt tháng nhưng nhà vẫn không đủ ăn, cái đói cứ đeo bám dai dẳng. Rồi cái khó cũng ló cái khôn, một hôm tình cờ bà và chồng nghĩ đến việc thử lên rừng đốn ít cây cau Nàng Rưng rồi vót thành đũa bán. Khi thấy gia đình bà Thanh có nghề hay, lại cho thu nhập cao, một vài gia đình xung quanh đã sang học và được bà nhiệt tình truyền dạy. Ban đầu thì vài nhà cạnh bên, khi thấy việc sản xuất thuận lợi, dần dà cả xóm cùng theo ông bà học nghề làm đũa. Bà Thanh chia sẻ, mặc dù các loại đũa sản xuất từ vật liệu nhựa, hợp kim nhôm, tre, dừa …đã được người tiêu dùng ưa chuộng, nhưng những đôi đũa làm bằng cau Nàng Rưng vẫn xuất hiện trên bàn ăn của nhiều gia đình ở Hương khê, Hà Tĩnh và khắp mội miền đất nước. Đây là nguyên nhân nghề truyền thống này không mất đi và ngày một phát triển. Sản xuất đũa có lợi thế là đầu tư máy móc, thiết bị không quá lớn, phù hợp với khả năng kinh tế của hộ nghèo; sản phẩm làm ra có thị trường tiêu thụ ổn định, lợi nhuận khá; có nguồn nguyên liệu dồi dào. Hiện nay, đũa cau Nàng Rưng là một nghề rất phát triển tại địa phương, thị trường tiêu thụ mạnh, sản phẩm làm ra được các mối lái từ Hà Tĩnh, Hà Nội và các Tỉnh Miền nam đến thu mua và bao tiêu sản phẩm. Theo kinh nghiệm của người dân nơi đây để có được đôi đũa tốt, đảm bảo chất lượng, không bị mốc, người làm đũa phải biết lựa chọn những cây cau thật già từ đó mới giữ được khách hàng. Khi được hỏi về hướng đi cho loại đũa làm từ chất liệu đặc biệt này, Ông Trần Văn Hành và Đoàn Vương Hải đều trú quán xóm 3(Phúc Trạch)cho hay “Có nhiều loại đũa hiện nay chúng ta đang dùng, không được sạch và rất độc hại, vì người sản xuất họ đã phun thuốc chống mốc và chống ẩm nên rất nguy hiểm cho sức khỏe của con người. Nhưng với đũa cau rừng, chất liệu thiên nhiên, đẹp, lịch sự, đa phần khách mua về để đi biếu, hoặc làm quà tặng người thân. Người dân nơi đây lâu lâu có dịp về quê cũng mua về làm quà cho bạn bè…Vì thế, đầu ra của sản phẩm rất thuận lợi”.
Nghề làm đũa chỉ tranh thủ những lúc nhàn rỗi, cứ 100 đôi đũa cau loại 1 có giá 300 nghìn đồng, mỗi ngày công bình thường một người có thể làm ra khoảng 100 đôi đũa, trừ đi chi phí trung bình mỗi ngày cũng có thu nhập hơn 200 nghìn đồng. Đũa cau không chỉ được người dân ưa thích mua về sử dụng mà nhiều người còn mua để làm quà biếu cho người thân khắp mọi miền đất nước. Với những dịp cuối năm nhu cầu về đũa cau lại càng cao, khách hàng phải đến để đặt trước thì mới có được. Thậm chí, nhiều gia đình phải tranh thủ làm thêm cả ban đêm vẫn không đủ đũa cho khách hàng. Để có được đôi đũa bóng đẹp, bằng phẳng bán ra thị trường, người vuốt đũa phải trải qua nhiều công đoạn, từ khâu đốn cau, chẻ, chuốt bóng đến khi thành sản phẩm. Mặc dù công việc làm đũa đòi hỏi phải tỉ mỉ, khéo léo nhưng so với các nghề khác lại cho thu nhập cao. Bà con xóm đũa đa phần không có đất sản xuất, trước kia phải đi làm thuê làm mướn tứ phương, nhưng từ khi có nghề làm đũa, cuộc sống đỡ phần vất vả. Trong số 30 hộ của xóm đũa, đã có hơn một nửa không có đất sản xuất, nguồn thu nhập chủ yếu nhờ vào nghề làm đũa. Đây là nghề lấy công làm lời, nhưng không sợ thất nghiệp, nhờ vậy nhiều hộ ở đây sống khấm khá và ổn định. Nếu so với nghề khác thì nguồn thu nhập từ đũa cau cao hơn nhiều, vả lại đây còn là một công việc rất dễ làm và dễ kiếm tiền, phụ nữ hay trẻ em đều làm được.
Trao đổi với chúng tôi Ông Phan Văn Tính- Phó Chủ tịch UBND xã Phúc Trạch, huyện Hương Khê cho biết, hiện nay xã Phúc trạch có gần 40 hộ gia đình lấy việc sản xuất đũa cau Nàng rưng là nguồn thu nhập chính. Việc tồn tại và phát triển nghề làm đũa cau không chỉ giữ được nét văn hóa đặc trưng của địa phương, mà còn góp phần giải quyết việc làm, ổn định đời sống cho nhiều người dân. Với nghề làm đũa, nhiều hộ từ nghèo khó, đến nay đã vươn lên thoát nghèo bền vững. Là một nghề có truyền thống lâu đời, hướng tới xã Phúc Trạch sẽ tập trung phát triển và nâng dần chất lượng sản phẩm, nhằm tạo được uy tín trên thị trường. Bên cạnh đó, vận động bà con tiếp tục mở rộng làng nghề, đặc biệt tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có góp phần cải thiện kinh tế gia đình, đưa nghề đũa cau Nàng Rưng ở địa phương ngày càng phát triển.
Tuy nhiên khó khăn lớn nhất cho việc phát triển làng nghề vẫn là nguyên liệu. Theo người dân ở đây cho biết chủ yếu họ phải mua trực tiếp từ người đi rừng hoặc là phải qua thương buôn nên giá thành rất cao,có những thời điểm không có nguyên liệu mà làm. Vì cây cau rừng để làm đũa được phải chọn lựa rất kỹ càng, Cau phải rất già trên 20 năm tuổi, có đường kính từ 20 – 30cm và cao trung bình 7m. Chị Nguyễn Thị Hoa xóm 3 xã Phúc Trạch kiến nghị với nhà nước tạo điều kiện để vay vốn ưu đãi để mua nguyên liệu về sản xuất, tuy nhiên trước đó chị và 9 hộ dân khác đã đứng ra thành lập tổ hợp tác làm đũa nhưng đến nay chưa được hưởng quyền lợi gì.
Dù cho đời sống văn hóa ẩm thực ngày càng trở nên đa dạng với sự du nhập của các loại đồ ăn đến từ khắp nơi trên thế giới, nhưng người Việt chúng ta vẫn giữ gìn và tô đẹp hơn cho hình tượng đôi đũa trong mâm cơm gia đình, trong văn hóa ẩm thực của dân tộc. Bà Thanh cũng như bao người dân làm đũa ở xã Phúc Trạch – Huyện Hương Khê đều có chung một mong muốn rồi một ngày không xa, những khó khăn hiện tại được giải quyết. Để rồi cùng với bưởi Phúc Trạch, đũa cau Nàng Rưng sẽ tạo được thương hiệu cho riêng mình cùng địa phương chung tay xây dựng Nông thôn mới.
Nghề làm đũa chỉ tranh thủ những lúc nhàn rỗi, cứ 100 đôi đũa cau loại 1 có giá 300 nghìn đồng, mỗi ngày công bình thường một người có thể làm ra khoảng 100 đôi đũa, trừ đi chi phí trung bình mỗi ngày cũng có thu nhập hơn 200 nghìn đồng. Đũa cau không chỉ được người dân ưa thích mua về sử dụng mà nhiều người còn mua để làm quà biếu cho người thân khắp mọi miền đất nước. Với những dịp cuối năm nhu cầu về đũa cau lại càng cao, khách hàng phải đến để đặt trước thì mới có được. Thậm chí, nhiều gia đình phải tranh thủ làm thêm cả ban đêm vẫn không đủ đũa cho khách hàng. Để có được đôi đũa bóng đẹp, bằng phẳng bán ra thị trường, người vuốt đũa phải trải qua nhiều công đoạn, từ khâu đốn cau, chẻ, chuốt bóng đến khi thành sản phẩm. Mặc dù công việc làm đũa đòi hỏi phải tỉ mỉ, khéo léo nhưng so với các nghề khác lại cho thu nhập cao. Bà con xóm đũa đa phần không có đất sản xuất, trước kia phải đi làm thuê làm mướn tứ phương, nhưng từ khi có nghề làm đũa, cuộc sống đỡ phần vất vả. Trong số 30 hộ của xóm đũa, đã có hơn một nửa không có đất sản xuất, nguồn thu nhập chủ yếu nhờ vào nghề làm đũa. Đây là nghề lấy công làm lời, nhưng không sợ thất nghiệp, nhờ vậy nhiều hộ ở đây sống khấm khá và ổn định. Nếu so với nghề khác thì nguồn thu nhập từ đũa cau cao hơn nhiều, vả lại đây còn là một công việc rất dễ làm và dễ kiếm tiền, phụ nữ hay trẻ em đều làm được.
Trao đổi với chúng tôi Ông Phan Văn Tính- Phó Chủ tịch UBND xã Phúc Trạch, huyện Hương Khê cho biết, hiện nay xã Phúc trạch có gần 40 hộ gia đình lấy việc sản xuất đũa cau Nàng rưng là nguồn thu nhập chính. Việc tồn tại và phát triển nghề làm đũa cau không chỉ giữ được nét văn hóa đặc trưng của địa phương, mà còn góp phần giải quyết việc làm, ổn định đời sống cho nhiều người dân. Với nghề làm đũa, nhiều hộ từ nghèo khó, đến nay đã vươn lên thoát nghèo bền vững. Là một nghề có truyền thống lâu đời, hướng tới xã Phúc Trạch sẽ tập trung phát triển và nâng dần chất lượng sản phẩm, nhằm tạo được uy tín trên thị trường. Bên cạnh đó, vận động bà con tiếp tục mở rộng làng nghề, đặc biệt tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có góp phần cải thiện kinh tế gia đình, đưa nghề đũa cau Nàng Rưng ở địa phương ngày càng phát triển.
Tuy nhiên khó khăn lớn nhất cho việc phát triển làng nghề vẫn là nguyên liệu. Theo người dân ở đây cho biết chủ yếu họ phải mua trực tiếp từ người đi rừng hoặc là phải qua thương buôn nên giá thành rất cao,có những thời điểm không có nguyên liệu mà làm. Vì cây cau rừng để làm đũa được phải chọn lựa rất kỹ càng, Cau phải rất già trên 20 năm tuổi, có đường kính từ 20 – 30cm và cao trung bình 7m. Chị Nguyễn Thị Hoa xóm 3 xã Phúc Trạch kiến nghị với nhà nước tạo điều kiện để vay vốn ưu đãi để mua nguyên liệu về sản xuất, tuy nhiên trước đó chị và 9 hộ dân khác đã đứng ra thành lập tổ hợp tác làm đũa nhưng đến nay chưa được hưởng quyền lợi gì.
Dù cho đời sống văn hóa ẩm thực ngày càng trở nên đa dạng với sự du nhập của các loại đồ ăn đến từ khắp nơi trên thế giới, nhưng người Việt chúng ta vẫn giữ gìn và tô đẹp hơn cho hình tượng đôi đũa trong mâm cơm gia đình, trong văn hóa ẩm thực của dân tộc. Bà Thanh cũng như bao người dân làm đũa ở xã Phúc Trạch – Huyện Hương Khê đều có chung một mong muốn rồi một ngày không xa, những khó khăn hiện tại được giải quyết. Để rồi cùng với bưởi Phúc Trạch, đũa cau Nàng Rưng sẽ tạo được thương hiệu cho riêng mình cùng địa phương chung tay xây dựng Nông thôn mới.
Minh Xuân – Hải Đàn