“Đa phần các cuộc họp đại biểu đến dự chỉ nghe và đọc tài liệu đã soạn sẵn. Phần thảo luận các đại biểu cứ giơ tay đồng thuận cao. Dù trong quá trình thực hiện gặp rất nhiều vấn đề”, Bí thư Thành ủy Hà Tĩnh nói.
Cũng theo ông Dũng, sở dĩ các đại biểu không dám đưa ra quan điểm thảo luận trái chiều vì sợ động chạm đến lãnh đạo, sợ lãnh đạo nghĩ mình cố tình nói ngược với chủ trương.
“Trước cuộc họp đơn vị được giao chủ trì cuộc họp phải chuẩn bị chu đáo nội dung, gửi tài liệu trước cho các thành phần dự họp nghiên cứu. Phần thảo luận tôi hỏi bất cứ đại biểu nào. Có đại biểu tôi bắt phải đưa ra ý kiến trái chiều. Ban đầu còn e ngại, sau khi được gợi ý nhiều đại biểu đưa ra nhiều ý kiến phản biện rất hay, sát thực”, Bí thư Thành ủy Hà Tĩnh nói.
Một cán bộ phường Nguyễn Du cho biết, từ khi có quy định khuyến khích các ý kiến thảo luận trái chiều, những cán bộ đi họp về rất thoải mái. “Phải để cho anh em cấp dưới đưa ra quan điểm trái chiều, những khó khăn gặp phải để từ đó hoàn thiện hơn chứ”, một cán bộ phường Nguyễn Du nói.
Minh Thùy