Thầm lặng mưu sinh nơi phố thị
Ngày đẹp trời, ngày mà cả nước đang vui nhộn bên trò chơi, tiệc tùng, đàn hát… Chúng tôi dừng chân tại tòa nhà đang tu sửa trong ngõ hẻm thuộc đường Nguyễn Du, TP. Hà Tĩnh, giữa đống cát, sỏi, xi măng, sắt thép ngổn ngang, những người thợ xây và phụ hồ đang miệt mài làm việc, quan sát quanh tòa nhà đang sửa chúng tôi thấy bóng dáng của 5 người phụ nữ đang xúc từng xẻng cát, sỏi phụ giúp cho thợ chính. Dáng người nhỏ bé nhưng thao tác của các chị lại rất nhanh nhẹn làm những công việc tưởng rằng chỉ dành cho đàn ông này.
Lẫn với đất cát, màu áo nâu nâu, chúng tôi gặp và trò chuyện với chị Nguyễn Thị Minh, người Cẩm Xuyên, một phụ hồ làm việc tại đây, qua lời chào hỏi về gia đình cũng như công việc được chị tâm sự, “nhận làm với nhóm thợ cùng xóm lâu rồi nên chú trọng đi làm cho xong nhà nầy còn đi làm nhà khác nên tôi cũng không biết tới ngày 8/3 nữa.
Phận đời những người phụ nữ mệt mài tìm công việc trong ngày lễ 8/3
Chị Minh cũng chia sẻ, chú hỏi tôi mới nhớ nhưng đối với những lao động chân tay như chúng tôi thì ngày lễ gì cũng như ngày bình thường khác. Với các chị, “ngày quốc tế phụ nữ” không có gì đặc biệt, vẫn đi làm đủ công và nhận số tiền 180 nghìn đồng/ ngày lo cho cuộc sống gia đình là vui rồi.
Dù biết phụ nữ làm công việc này vất vả nhưng vì lao động chân tay từ nhỏ cộng với tiền ngày công khá cao so với làm nông nên chị vẫn gắn bó đến nay đã được 3 năm, cũng không thấy vấn đề gì.
Tranh thủ giờ giải lao chị Như trong khuôn mặt cháy sạm đen mới 38 tuổi mà trạc như tuổi 45 nói, đối với nghề này đi làm từ 6h sáng, kết thúc công việc lúc 6h tối, lập trình cứ lặp đi lặp lại dù ngày mưa hay nắng, dù ngày thường hay ngày đặc biệt (ngày 8/3 ngày quốc tế phụ nữ).
Bận công việc mà các chị công nhân quên đi cả ngày lễ của phái nữ mình
Bên kia con đường là một quầy bán hoa, những bông hồng, bó hoa tươi đang đượp lượt người ghé vào xem mua, tôi cười đùa hỏi những ngày này chồng chị tặng quà gì, hay là chị thích món quà gì nhất? chị Vui quê Cẩm Hưng, Cẩm Xuyên cười và nói; “chẳng cần gì đâu, miễn là đi làm đủ ngày công thôi. Câu chuyện đang dang dỡ thì phải dừng lại với đôi tiếng gọi “cho thêm xô hồ”. ít viên gạch nữa nhé”.
Cách trung tâm Tp. Hà Tĩnh khoảng chừng 5km, bên tuyến đường tỉnh lộ 19, xuôi về huyện Lộc Hà chúng tôi cũng tiếp cận rất nhiều phụ nữ chọn nghề phụ hồ để kiếm sống. Trên tuyến đường này đang tấp nập người đi chơi, người mua bán hoa trong ngày lễ, thì chúng tôi ghé lại bên đường nơi có rất nhiều phụ nữ đang đi tìm việc.
Được cái tài ăn nói khéo nịnh, “Khi hỏi các chị có biết hôm nay 8/3 không? một phụ nữ tầm tuổi ngoài 40 có nụ cười tươi như hoa nói nhỏ “Biết chú ạ”! Nhưng vì điều kiện cuộc sống nên chúng tôi phải lam lụng chứ, ruộng đồng ít, nghề muối chúng tôi thì không ai mạn mà vì muối hạ giá. Công việc không tìm được đành phải đi làm phụ giúp các thợ xây trong làng”.
Thế ngày này làm về chắc cơm ngon canh ngọt, hoa thơm có sẵn chứ? “nhà nghèo lắm, chồng có tiền đâu mà mua hoa với quà để tặng hè, chị Thanh Thu nói nhẹ.
Giá như đổi hoa… lấy tiền
Trong xã hội mỗi người có một cuộc sống riêng, mỗi niềm vui – nỗi khổ riêng, không ai giống ai. Đối với những phụ nữ đang ngày đêm vật lộn với công việc nặng nhọc họ là những lát cắt “mỏng” trong số phận của những người phụ nữ nghèo khó tìm về thành phố kiếm việc làm với một ước mơ bình dị là kiếm thêm thu nhập để trang trải cho cuộc sống gia đình và chăm lo con cái học hành. Nhưng không phải ai cũng đạt được mục đích ấy.
Chia tay những nữ phụ hồ, chúng tôi tìm gặp các chị lao công khi trời về đêm. Thời tiết se lạnh nhưng các chị lao công vẫn quần quật việc dọn vệ sinh tại chợ tỉnh Hà Tĩnh.
Cùng chhung cảnh ngộ với các chị công nhân lao động, những chị lao công cũng đang dồn hết sức dọn dẹp vệ sinh tô thêm cung đường xanh sạch đẹp
Trong chiếc khăn mùi xoa là những chiếc khẩu trang dày trịch người phụ nữ trặc 50 tuổi đang lúi cúi đẩy từng chiếc xe thùng. Để tìm được câu trả lời về ngày 8/3, chúng tôi tiến gần chào người phụ nữ rồi bắt chuyện, không ngần ngại chị lột khẩu trang của mình rồi mỉm cười nói “cũng có gì đâu, vì miếng cơm manh áo thôi. Với lại, nghề nó “bén” nên cũng chẳng biết thế nào”.
Chị L quê Thạch Hà (Hà Tĩnh) Gắn bó với công việc dọn vệ sinh được hơn 5 năm nhưng chưa năm nào chị L nhớ ngày mà các phái mạnh tôn vình mình nữa. Bởi những ngày này lượng rác thải nhiều tập trung ở gian hàng hoa tươi và rau củ quả, nên khối lượng công việc của các chị cũng tăng.
Chia sẻ về công việc chị Hà Thị L cho biết, “nhiều lúc đi dọn trên các tuyền đường nhìn thấy nhiều rác mới nhớ lại là ngày lễ, nhưng cũng vì cái nghề nghiệp, vì miếng cơm manh áo rồi đành câm nín. Nhưng tôi vẫn không mơ ước gì hơn ngoài việc hoàn thành được việc đã giao, ngoài ra mình cũng đã già rồi dọn sạch con đường cho lớp thanh niên nó được vui chơi sạch sẻ là tôi thoải mái”.
Ngày 8/3, với nhiều phụ nữ khác được quây quần cùng gia đình trong một bữa cơm ấm áp, được nhận những bó hoa tươi tắn, những món quà ý nghĩa thì với những người phụ nữ quanh năm đội nắng, đội mưa mưu sinh, ngày đặc biệt này chỉ đơn giản là hoàn thành cho xong công việc và trở về đúng giờ. Miễn sao có tiền để trang trải cuộc sống và lo cho con cái học hành.
Những người phụ nữ lao động chân tay, nữ lao công… vẫn miệt mài bên công việc mà họ đã quên đi rằng ngày 8/3 ngày mà tất cả một nửa thế giới đều được tôn vinh.
Bõ mặc lời chúc, hoa… để đổi những đồng tiền từ mồ hôi nước mắt họ đang cần những tấm lòng hướng về họ.
Nguyễn Đạt