Cần Giúp Đỡ

Hà Tĩnh: Hoạt động 17 năm trước 1945 vẫn không được công nhận cán bộ “tiền khởi nghĩa”

Ông Trần Mại, sinh năm 1907, nguyên quán tổng Đậu Xá (nay là thị trấn Phố Châu, Hương Sơn) đã có thời gian tham gia cách mạng 26 năm (năm 1928 đến năm 1954). Trong đó, thời gian ông hoạt động cách mạng trước 1945 là 17 năm, hai lần bị địch bắt giam.

Mặc dù có gần 20 năm hoạt động trước Cách mạng 1945, có xác nhận của cơ quan chức năng, nhưng đến nay, ông Trần Mại (thị trấn Phố Châu, Hương Sơn, Hà Tĩnh) vẫn chưa được công nhận và giải quyết chế độ tiền khởi nghĩa.
Chân dung ông Trần Mại trong hồ sơ theo dõi của mật thám Pháp
Chân dung ông Trần Mại trong hồ sơ theo dõi của mật thám Pháp
 Mòn mi ch chế đ tin khi nghĩa

Văn bản số 101/XN-A93-P4 ngày 12/3/2012 của Tổng Cục An ninh II, Cục hồ sơ nghiệp vụ, do Đại tá Nguyễn Đức Đoái ký, xác nhận: ông Trần Mại sinh năm 1907, nguyên quán Hương Sơn, NghệTĩnh, trú quán Sài Gòn năm 1928, đến năm 1930 chuyển ra Vinh công tác.

Ông tham gia tổ chức Tân Việt năm 1928, đến năm 1931 ông được kết nạp Đảng Cộng sản và được cử vào các tỉnh phía Nam Trung Kỳ và Nam Kỳ để truyên truyền về cộng sản. Từ năm 1928 đến 1941, ông bị địch liên tục theo dõi. Đến năm 1931, ông bị địch bắt giam.

Tháng 10 năm 1934, ông lại bị bắt lần thứ 2, cả 2 lần địch bắt giam không rõ bản án kết tội.

Văn bản ký ngày 11/01/2011 của Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh khẳng định: “Năm 1931, ông Trần Mại hoạt động cộng sản ở Vinh, bị địch bắt giam tại Hương Sơn vì tham gia vào vụ ở Sông Con”.

Mặc dầu đã nhiều lần con trai ông là Trần Quốc Thiền gửi đơn, hồsơ đề nghị công nhận ông Trần Mại là “cán bộ tiền khởi nghĩa” nhưng cho đến nay vẫn chưa được các cấp có thẩm quyền ở Hà Tĩnh giải quyết.

Xác nhận của Tổng cục an ninh II, Cục hồ sơ nghiệp vụ và xác nhận của Bảo tàng Xô viết Nghệ Tĩnh là chứng cứ, cơ sở pháp lý để công nhận ông Trần Mại là cán bộ tiền khởi nghĩa theo Nghịđịnh 31/2013.

Không được công nhn do “nm im kéo dài”?

Ngày 16.1.2013, Ban tổ chức huyện ủy Hương Sơn có văn bản số46 trả lời đơn kiến nghị của gia đình về việc ông Trần Mại không được công nhận là cán bộ tiền khởi nghĩa.

Huyện ủy Hương Sơn thừa nhận quá trình công tác trước cách mạng của ông Trần Mại, và đưa ra lý do ông không được công nhận là người hoạt động cách mạng trước 1.1.1945 do “nằm im, kéo dài” trong cả thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ.

Huyện ủy Hương Sơn căn cứ vào Hướng dẫn số 30 ngày 12/8/1989  và Thông tri số 07 ngày 21/3/1979 của Ban Tổ chức Trung ương về giải quyết chế độ đối với cán bộ tiền khởi nghĩa.

Tuy nhiên, theo quy định hiện hành (Nghị định 31/2013 có hiệu lực từ 1.6.2013) thì không quy định điều kiện đối tượng phải có hoạt động sau Cách mạng 1945.

Mặt khác, theo các ông Nguyễn Hữu Lệ (SN 1921) và Trần Dũng (SN 1930) nguyên Phó Chủ tịch, Chủ tịch UBND huyện Hương Sơn ký xác nhận về thân nhân, quá trình công tác của ông Trần Mại:

Năm 1945, ông Trần Mại được tỉnh Hà Tĩnh điều động làm quản đốc công binh xưởng Hà Huy Tập tại Cẩm Xuyên , Hà Tĩnh. Năm 1948 ông bị tai nạn lao động trong lúc làm nhiệm vụ, sau đó được tổ chức cho nghỉ công tác về địa phương.

Về  địa phương, ông Trần Mại tham gia vận động xây công quỹ tựtúc dân quân. Năm 1949 ông được bầu làm UVMT Liên Việt huyện, đến năm 1953 ông nghỉ công tác và mất năm 1989.

Như vậy, đối chiếu với các quy định hiện hành, ông Trần Mại đủđiều kiện để xét công nhận là đối tượng “hoạt động cách mạng trước ngày 1.1.1945”.

Nguyên Chủ tịch UBND huyện Hương Sơn xác nhận ông Trần Mại từng làm Chủ tịch Liên Việt sau 1945.
Văn bản xác nhận quá trình hoạt động cách mạng trước 1945 của ông Trần Mại.

MINH LÝ – QUANG ĐẠI

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP