Chỉ còn vài ngày nữa là sang năm mới, cũng trong thời gian này, những tiểu thương bán mai, đào tại Hà Tĩnh phải cùng ăn, ngủ trong những túp lều được dựng tạm tại các vỉa hè để chờ đón “lộc” tết. Khi đêm buông xuống, không chỉ chống chọi với những cái lạnh, mà hiện nay các tiểu thương cũng đang lo lắng sợ “ế hàng” vì sức mua năm nay giảm hẳn.
Do thời tiết thất thường, mưa nhiều ngày liền nên nhu cầu sử dụng các loại hoa, cây cảnh năm nay cũng bị hạn chế. Lặn lội một mình mang mai từ Bình Định ra Hà Tĩnh bán, ông Hoàng Hồng Phi (SN 1967) đã 3 đêm thức cùng mọi người canh những chậu mai trị giá tiền triệu mà nhiều năm ông chắt chiu, chăm sóc được.
“Nói ngủ nhưng có ngủ được đâu, đêm xuống lạnh lắm, mọi người cùng nhau ngồi nhăm nhi chén trà, trò chuyện để cua tan đi cái lạnh thôi. Tôi làm như thế này cũng quen rồi, vì đây là năm thứ 7 tôi mang mai từ quê nhà trồng được ra đây bán. Giá cả cũng bình thường như năm ngoái, dao động từ một triệu đến 6 triệu. Năm nay mang có một xe ra nhưng giờ chỉ mới bán được 1/3 thôi, như mọi năm mang hai xe ra, giờ cũng bán được hơn nửa rồi”, ông Phi buồn rầu nói.
|
Lặn lội một mình mang đào từ Bình Định ra Hà Tĩnh bán, ông Phi mệt mỏi sau nhiều ngày trắng đêm. (ảnh Hoài Nam) |
...
Cùng chung nỗi “ế hàng”, sau 4 đêm thức trăng canh đào, khuôn mặt của ông Lê Trọng Vĩ (SN 1977), phường Thạch Qúy (TP Hà Tĩnh) trở nên mệt mỏi. Đang cùng ăn cơm với mọi người tại túp lều, ông chia sẻ, gia đình mang hơn 100 gốc đào tự trồng được ra bán tại đây từ ngày 22 đến nay, nhưng sức mua năm nay giảm hẳn.
“Ăn trong lều, ngủ tại lều dù biết lạnh, gian nan, khổ sở nhưng phải cố gắng vì công việc mưu sinh kiếm sống. Nhưng năm nay nhu cầu mua hạn chế hơn so với mọi năm, vì đào nở sớm quá nên giờ đã tàn nên rất khó bán. Cứ tình hình như thế này thì năm nay không còn Tết rồi. Bán mà không hết thì ăn Tết tại đường này mất”, ông Vĩ tâm sự.
Vào những ngày giáp Tết này, mặc dù trên những con đường ở TP Hà Tĩnh, tấp nập đào, mai từ khắp nơi đổ về, không khí nhộn nhịp kẻ mua người bán trở nên náo nhiệt. Thế nhưng, trái ngược với khung cảnh đông vui đó, ít ai biết rằng khi trời chuyển tối, nhiều người bán mai, đào đã phải dựng các túp lều tạm bợ trên phố để chống chọi với gió rét, trông coi hàng hóa của mình.
| Những chiếc xe được chế lại thành giường đồng thời là chỗ ăn, ngủ của các tiểu thương. (ảnh Hoài Nam) | |
| Thời tiết về đêm ở Hà Tĩnh mỗi lúc một lạnh hơn, tuy nhiên vì miếng cơm nên người bán hoa, bán cây Tết vẫn phải “ăn gió, nằm sương” sống tạm ở vỉa hè trong những túp lều được dựng tạm. (ảnh Hoài Nam) | |
| Để có thể chống chọi qua những cái lạnh của đêm khuya, họ phải nhóm bếp lửa ngay cạnh giường nằm để sưởi ấm. (ảnh Hoài Nam) | |
| Em Nguyễn Văn Hoàng (lớp 11, trú tại Thạch Hà) được nghỉ học nên ra phụ giúp anh trai bán đào. “Ra đây em thấy có không khí Tết nhộn nhịp, vui vẻ nên rất thích, nhưng đêm đến vẫn sợ ngủ đây vì lạnh”, em Hoàng chia sẻ. (ảnh Hoài Nam) | |
|
Ăn và ngủ ngay trên chiếc lều dựng tạm bợ. (ảnh Hoài Nam) |
| Những chiếc lều tạm được dựng lên bởi các thanh tre, tấm bạt đơn sơ. (ảnh Hoài Nam) | |
|
Là nơi nghỉ dưỡng sau một ngày làm việc mệt nhọc. (ảnh Hoài Nam) |
|
Quên đi những ngày làm việc mệt nhọc, những cái lạnh khi đêm xuống, nhiều người cùng nhau nhóm bếp, chung vui bên ly rượu cần. (ảnh Hoài Nam) |
| “Đối với mỗi người, sẽ chọn cho mình một cách buôn bán, mưu sinh riêng, nhưng nghề bán hoa, cây cảnh dịp tết rất bấp bênh bán được thì ăn lãi cao, không bán được thì vứt hết cả chì lẫn chài”, một người bán hoa đào chia sẻ. (ảnh Hoài Nam) | |
|
Mặc dù lạnh buốt, nhưng nhiều người vẫn xuống phố để ngắm hoa và cây cảnh vào đêm. (ảnh Hoài Nam) |
|
Ban ngày ận rộn với công việc cuối năm, nên phải buổi tối nhiều người mới có thời gian đi ngắm và mua về cho gia đình một chậu hoa ưng ý. (ảnh Hoài Nam) |
Hoài Nam
Theo VNM – PL.XH