Kỳ Anh được mệnh danh là vùng đất “Chảo lửa, túi mưa”, thiên tai khắc nghiệt. Với sự ra đời của Khu kinh tế Vũng Áng, một trong cảng biển nước sâu ở khu vực Bắc Trung Bộ cùng với sự sôi động của hàng trăm dự án đã và đang triển khai xây dựng tại khu kinh tế Vũng Áng đã làm thay đổi diện mạo quê hương Kỳ Anh, từ một vùng quê được coi là nghèo đói nhất nhì trong cả nước nay đang mở ra cơ hội để các Doanh nghiệp- Hợp tác xã không ngừng phát triển.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm khu Kinh tế Vũng Áng
Doanh nghiệp cơ khí Xuân Hồng
Công ty Trường Thịnh
HTX chăn nuôi lợn Châu Đoài – xã Kỳ Bắc
Cảng Vũng Áng đón nhận tàu lớn nhất từ trước tới nay cập cảng
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm khu Kinh tế Vũng Áng
Một trong những lĩnh vực mà các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Kỳ Anh hướng tới trong những năm gần đây đó là phát triển công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp, đầu tư xây dựng các công trình dự án, kết cấu hạ tầng, đồng thời phát triển thương mại dịch vụ phục vụ đời sống dân sinh. Trong đó, nhiều doanh nghiệp -HTX ở huyện Kỳ Anh không chỉ đảm nhận nhiều công trình, dự án, mà còn tạo được thương hiệu, uy tín trong cộng đồng khối doanh nghiệp, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động ở địa phương, vừa góp phần xây dựng kết cấu hạ tầng cho Khu kinh tế Vũng Áng và vừa đảm nhận xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn toàn huyện, nhất là phục vụ xây dựng các công trình dự án tại các xã điểm xây dựng nông thôn mới.
Để thúc đẩy các Doanh nghiệp phát triển, BCH Đảng bộ huyện Kỳ Anh đã ban hành Nghị Quyết 02 về phát triển doanh nghiệp -HTX. Đồng thời, tạo ra nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi thu hút người dân đầu tư thành lập các loại hình doanh nghiệp hoạt động đa dạng trên các lĩnh vực từ công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp, buôn bán kinh doanh, sản xuất vật liệu xây dựng, phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thủy hải sản đến tư vấn thiết kế….Qua đó, nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển mà còn tạo nên bức tranh kinh tế với nhiều gam màu mới, năng động, hiệu quả trong nền kinh tế thị trường.
Doanh nghiệp cơ khí Xuân Hồng
Trong chiến lược phát triển kinh tế, huyện Kỳ Anh còn chú trọng ưu tiên lĩnh vực công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp, sản xuất vật liệu xây dựng. Nhiều doanh nghiệp như; cơ khí Xuân Hồng, cán tôn Đức Dũng…. đã tạo được thương hiệu, hình ảnh trên địa bàn. Các Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Hoành Sơn, Công ty Trường Thịnh, ngoài nhận đấu thầu xây dựng nhiều công trình còn mở rộng sang nghề cán tôn thép phục vụ các công trình tại khu kinh tế Vũng Áng. Để đáp ứng như cầu tiêu thụ, Công ty Trường Thịnh đã đầu tư hơn 2 tỷ đồng để mua sắm máy móc, phương tiện, đầu tư dây chuyền công nghệ cán tôn thép, đưa lại nguồn doanh thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm, giải quyết việc làm cho hàng chục lao động tại địa phương
Công ty Trường Thịnh
Thực hiện các quyết định hỗ trợ lãi suất 26,09,33 của UBND tỉnh trong xây dựng nông thôn mới. Nhiều mô hình liên kết theo hướng ” Nhà nước- nhà nông- nhà khoa học- nhà doanh nghiệp” đã ra đời thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới có hiệu quả. Tiêu biểu là mô hình nuôi lợn thương phẩm của HTX Chăn nuôi và Dich vụ tổng hợp Hoàng Châu. Đầu năm 2011, gia đình ông Phạm Thái Đoài ở thôn Kim Tiến –xã Kỳ Bắc được sự hỗ trợ của Tổng công ty khoáng sản Thương mại hỗ trợ nguồn giống, thức ăn, thuốc thú y và khoa học kỹ thuật đồng thời bao tiêu toàn bộ sản phẩm. Ông đã đầu tư thành lập HTX chăn nuôi và mạnh dạn đầu tư nguồn vốn xây dựng mô hình chăn nuôi lợn với diện tích hơn 24 ha. Sau 4 năm HTX chăn nuôi đã có quy mô trang trại lên 500 con lợn nái cấp ông bà, 6.000 con lợn giống và 8.000 con lợn thương phẩm. Bình quân doanh thu mỗi năm đạt 10 tỷ đồng, nguồn lợi nhuận mang lại đạt 1,3 tỷ đồng.
HTX chăn nuôi lợn Châu Đoài – xã Kỳ Bắc
Đối với các xã nằm trong khu kinh tế Vũng Áng, khi người dân không còn đất sản xuất nông nghiệp, mỗi người dân ở các vùng tái định cư đã tự tìm cho mình một hướng đi phù hợp trên vùng quê mới. Tiêu biểu như mô hình làm bún bánh của gia đình ông Tưởng Đức Việt -thôn Liên Phú ở xã Kỳ Liên. Được sự hỗ trợ của chương trình khuyến công thuộc Sở Công Thương Tỉnh với số tiền 20 triệu đồng mua máy móc dây chuyền công nghệ hiện đại làm bún bánh. Ông đã mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình làm bún bánh, bình quân mỗi ngày, gia đình ông làm trên 1 tấn bún. Sau khi trừ các khoản chi phí gia đình ông còn lãi hơn 1 triệu đồng. Mô hình làm bún, bánh của gia đình ông còn giải quyết cho 5 lao động ở địa phương.
Không chỉ năng động trong phát triển công nghiệp- tiểu thủ công nghệ, đầu tư xây dựng cơ bản, chăn nuôi và sản xuất, đối với gia đình chị Trần Thị Thuận ở xã Kỳ Lâm lại mạnh dạn thành lập hợp tác xã may Thuận Phát chuyên nhận may đồng phục, bảo hộ lao động… cho các đơn vị, trường học… Nhờ đầu tư dây chuyền công nghệ máy móc hiện đại, thiết kế đẹp đảm bảo chất lượng và nhạy bén trong cơ chế thị trường. Sau hơn một năm đi vào hoạt động, HTX may mặc Thuận Phát đã làm ăn có hiệu quả, tạo được chỗ đứng trên thị trường. Doanh thu mỗi tháng lên đến 100 triệu đồng, tạo công ăn việc làm ổn định cho gần 20 công nhân là con em địa phương.
Với mục tiêu “Tương trợ cộng đồng”, những năm qua hàng ngàn hộ nông dân trong chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, các quĩ tín dụng nhân dân trên địa bàn đã góp phần đắc lực phục vụ phát triển kinh tế – xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. Tập trung vốn ưu tiên cho vay phát triển sản xuất nông-lâm nghiệp, kinh tế trang trại, phát triển ngành nghề, kinh doanh dịch vụ, phục vụ đời sống, đảm bảo cung cấp đủ nguồn vốn lãi suất thấp để đầu tư cho vay các dự án phát triển kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới ở các xã trên địa bàn…Nhiều quỹ tín dụng nhân dân đã phát huy thế mạnh, phát triển đúng hướng, hiệu quả, an toàn, vững chắc tiêu biểu như Qũy tín dụng nhân Sơn Lâm, QTND Kỳ Lạc, Kỳ Khang, Thị trấn Kỳ Anh, Kỳ Phú.. Từ những nguồn vốn vay, hàng trăm hộ dân ở các vùng nông thôn đã đầu tư sử dụng nguồn vốn hiệu quả, đúng mục đích, giúp họ vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng.
Không chỉ năng động trong phát triển công nghiệp- tiểu thủ công nghệ, đầu tư xây dựng cơ bản, chăn nuôi và sản xuất, đối với gia đình chị Trần Thị Thuận ở xã Kỳ Lâm lại mạnh dạn thành lập hợp tác xã may Thuận Phát chuyên nhận may đồng phục, bảo hộ lao động… cho các đơn vị, trường học… Nhờ đầu tư dây chuyền công nghệ máy móc hiện đại, thiết kế đẹp đảm bảo chất lượng và nhạy bén trong cơ chế thị trường. Sau hơn một năm đi vào hoạt động, HTX may mặc Thuận Phát đã làm ăn có hiệu quả, tạo được chỗ đứng trên thị trường. Doanh thu mỗi tháng lên đến 100 triệu đồng, tạo công ăn việc làm ổn định cho gần 20 công nhân là con em địa phương.
Với mục tiêu “Tương trợ cộng đồng”, những năm qua hàng ngàn hộ nông dân trong chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, các quĩ tín dụng nhân dân trên địa bàn đã góp phần đắc lực phục vụ phát triển kinh tế – xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. Tập trung vốn ưu tiên cho vay phát triển sản xuất nông-lâm nghiệp, kinh tế trang trại, phát triển ngành nghề, kinh doanh dịch vụ, phục vụ đời sống, đảm bảo cung cấp đủ nguồn vốn lãi suất thấp để đầu tư cho vay các dự án phát triển kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới ở các xã trên địa bàn…Nhiều quỹ tín dụng nhân dân đã phát huy thế mạnh, phát triển đúng hướng, hiệu quả, an toàn, vững chắc tiêu biểu như Qũy tín dụng nhân Sơn Lâm, QTND Kỳ Lạc, Kỳ Khang, Thị trấn Kỳ Anh, Kỳ Phú.. Từ những nguồn vốn vay, hàng trăm hộ dân ở các vùng nông thôn đã đầu tư sử dụng nguồn vốn hiệu quả, đúng mục đích, giúp họ vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng.
Cảng Vũng Áng đón nhận tàu lớn nhất từ trước tới nay cập cảng
Sự phát triển của khu kinh tế vũng áng, với hàng trăm công trình dự án đang triển khai thi công rầm rộ trên địa bàn. Đây chính là tiền đề để các doanh nghiệp- hợp tác xã trên địa bàn huyện không ngừng phát triển, đáp ứng nhu cầu phục vụ cho khu kinh tế vũng áng. Đầu tiên, các doanh nghiệp, hợp tác xã phải tạo dựng được uy tín thương hiệu, khẳng định được chổ đứng trên thị trường. Chính vì vậy, mà từ nhiều năm nay, cùng với sự phát triển của khu kinh tế vũng áng, các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Kỳ Anh đã không ngừng phát triển cả số lượng và chất lượng, đã giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, đưa lại nguồn doanh thu mỗi năm hàng chục tỷ đồng. Qua đó, khẳng định được hướng đi mới, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế -xã hội của địa phương. Đặc biệt, cộng động khối doanh nghiệp vượt khó ở Kỳ Anh còn thực hiện tốt chương trình “ Vì người nghèo”, tổ chức thăm hỏi tặng quà cho các gia đình chính sách, tổ chức đi tham quan, học tập kinh nghiệm của các doanh nghiệp trong và ngoài nước giao lưu bóng đá, bóng chuyền tạo ra một sân chơi đoàn kết, gắn bó giữa cộng đồng khối các doanh nghiệp”.
Mặc dù, ảnh hưởng của sự suy thoái kinh tế và lạm phát gia tăng, Chính Phủ cắt giảm đầu tư công nên khó khăn nhiều cho doanh nghiệp song các doanh nghiệp ở Kỳ Anh vẫn năng động, nhạy bén và nắm bắt được xu thế phát triển kinh tế để có những hướng đi phù hợp. Đồng thời, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã đã mạnh dạn mua sắm các trang thiết bị công nghệ đầu tư dây chuyền sản xuất kinh doanh mang đưa lại hiệu quả kinh tế cao đồng thời thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước. Nhờ có những chính sách ưu đãi trong chiến lược phát triển doanh nghiệp- hợp tác xã, đến thời điểm này, trên địa bàn huyện Kỳ Anh đã thành lập 648 doanh nghiệp, 60 hợp tác xã hoạt động đa dạng trên nhiều lĩnh vực, góp phần thúc đẩy nền kinh tế – xã hội trên Kỳ Anh ngày càng phát triển. Chỉ tính riêng công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp từ đầu năm đến nay, trên địa bàn huyện đạt hơn 1.038 tỷ đồng, bằng 47.6% kế hoạch, tăng 34,63%, tổng mức lưu chuyển bán lẽ và dịch vụ xã hội đạt trên 500 tỷ đồng,
Nhờ có các cơ chế chính sách khuyến khích phát triển doanh nghiệp- hợp tác xã theo Nghị Quyết 02, ưu tiên tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp: Cơ khí, sản xuất nguyên vật liệu xây dựng; tiếp tục phát triển các ngành nghề có lợi thế, các ngành nghề truyền thống; đầu tư xây dựng hạ tầng các khu, cụm công nghiệp-TTCN nhằm tạo thuận lợi về mặt bằng sản xuất cho các doanh nghiệp vào đầu tư; hỗ trợ chuyển giao công nghệ sản xuất, hỗ trợ đào tạo nghề, nâng cao tay nghề. Hiện nay, huyện Kỳ Anh đang tiếp tục khuyến khích phát triển thêm nhiều DN mới, tạo dựng mối quan hệ hợp tác, liên kết chặt chẽ trong các DN để phát huy sức mạnh tổng hợp, nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao. Những kết quả đạt được trong hoạt động doanh nghiệp- hợp tác xã những năm gần đây là tiền đề quan trọng để huyện Kỳ Anh tiếp tục có nhiều giải pháp đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp- hợp tác xã, tạo bước đột phá trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa, góp phần làm thay đổi diện mạo của 1 vùng quê.
Có Khu Kinh Tế Vũng Áng, có nhà máy Nhiệt Điện, có Khu liên hiệp gang thép của tập đoàn FORMOSA cùng hàng trăm dự án lớn nhỏ đang thi công rầm rộ sôi động như một đại công trường sẽ là tiền đề quan trọng thúc đẩy các doanh nghiêp –hợp tác xã phát triển, đưa Kỳ Anh sớm trở thành khu công nghiệp đô thị phía nam của tỉnh Hà Tĩnh trong tương lai./.
Mặc dù, ảnh hưởng của sự suy thoái kinh tế và lạm phát gia tăng, Chính Phủ cắt giảm đầu tư công nên khó khăn nhiều cho doanh nghiệp song các doanh nghiệp ở Kỳ Anh vẫn năng động, nhạy bén và nắm bắt được xu thế phát triển kinh tế để có những hướng đi phù hợp. Đồng thời, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã đã mạnh dạn mua sắm các trang thiết bị công nghệ đầu tư dây chuyền sản xuất kinh doanh mang đưa lại hiệu quả kinh tế cao đồng thời thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước. Nhờ có những chính sách ưu đãi trong chiến lược phát triển doanh nghiệp- hợp tác xã, đến thời điểm này, trên địa bàn huyện Kỳ Anh đã thành lập 648 doanh nghiệp, 60 hợp tác xã hoạt động đa dạng trên nhiều lĩnh vực, góp phần thúc đẩy nền kinh tế – xã hội trên Kỳ Anh ngày càng phát triển. Chỉ tính riêng công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp từ đầu năm đến nay, trên địa bàn huyện đạt hơn 1.038 tỷ đồng, bằng 47.6% kế hoạch, tăng 34,63%, tổng mức lưu chuyển bán lẽ và dịch vụ xã hội đạt trên 500 tỷ đồng,
Nhờ có các cơ chế chính sách khuyến khích phát triển doanh nghiệp- hợp tác xã theo Nghị Quyết 02, ưu tiên tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp: Cơ khí, sản xuất nguyên vật liệu xây dựng; tiếp tục phát triển các ngành nghề có lợi thế, các ngành nghề truyền thống; đầu tư xây dựng hạ tầng các khu, cụm công nghiệp-TTCN nhằm tạo thuận lợi về mặt bằng sản xuất cho các doanh nghiệp vào đầu tư; hỗ trợ chuyển giao công nghệ sản xuất, hỗ trợ đào tạo nghề, nâng cao tay nghề. Hiện nay, huyện Kỳ Anh đang tiếp tục khuyến khích phát triển thêm nhiều DN mới, tạo dựng mối quan hệ hợp tác, liên kết chặt chẽ trong các DN để phát huy sức mạnh tổng hợp, nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao. Những kết quả đạt được trong hoạt động doanh nghiệp- hợp tác xã những năm gần đây là tiền đề quan trọng để huyện Kỳ Anh tiếp tục có nhiều giải pháp đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp- hợp tác xã, tạo bước đột phá trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa, góp phần làm thay đổi diện mạo của 1 vùng quê.
Có Khu Kinh Tế Vũng Áng, có nhà máy Nhiệt Điện, có Khu liên hiệp gang thép của tập đoàn FORMOSA cùng hàng trăm dự án lớn nhỏ đang thi công rầm rộ sôi động như một đại công trường sẽ là tiền đề quan trọng thúc đẩy các doanh nghiêp –hợp tác xã phát triển, đưa Kỳ Anh sớm trở thành khu công nghiệp đô thị phía nam của tỉnh Hà Tĩnh trong tương lai./.