Do phải đầu tư khoảng trên 500 triệu đồng/xã mới có thể đáp ứng đủ các tiêu chí đạt chuẩn (địa phương huy động 45% từ nội lực và 10% từ các nguồn vốn hợp pháp khác) nên việc xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị… gặp rất nhiều khó khăn, nhất là đối với những xã nghèo. Không có kinh phí đầu tư nâng cấp nên hiện nay, nhiều trạm y tế xã được xây dựng đã lâu, chất lượng kém, thiết kế không phù hợp vẫn phải sử dụng.
Ngoài sự xuống cấp hệ thống nhà điều trị thì các công trình xử lý chất thải, nhà bếp, nhà kho, nhà vệ sinh, nguồn nước… cũng rất nghèo nàn.
Giường bệnh của Trạm y tế Sơn Lâm (Hương Sơn) được chất đống do đã quá hạn sử dụng…
…còn trần nhà thì mục nát
Hệ thống trang thiết bị thì quá giản tiện, chủ yếu là: ống nghe, bộ tiểu phẫu, huyết áp kế, bộ đỡ đẻ, còn những vật dụng thiết yếu như: máy siêu âm, xét nghiệm, điện tim thì rất ít nơi có.
Chỉ với những trang thiết bị thông thường như thế này thì rất khó nâng cao chất lượng phục vụ
Mặc dù được xem là một trong những tiêu chí quan trọng để đạt chuẩn nhưng Vườn thuốc nam của Trạm y tế xã Cẩm Thịnh (Cẩm xuyên) chỉ toàn là… cỏ
Để góp phần nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, việc đầu tư kinh phí để nâng cấp, tu sửa hệ thống y tế cơ sở đang đặt ra cấp thiết. Muốn làm tốt điều này, ngoài nỗ lực của ngành y tế, chính quyền địa phương còn cần làm tốt công tác xã hội hóa để huy động chung tay, góp sức của cả cộng đồng.
Tiến Dũng
Baohatinh