Trung Quốc

Chuyên cơ Tập Cận Bình chở ngà voi mua lậu từ Tanzania

Chuyên cơ chủ tịch TQ Tập Cận Bình

Chuyên cơ chủ tịch TQ Tập Cận Bình

Cán bộ chính phủ Trung Quốc (TQ) trơ trẽn chở ngà voi mua lậu từ Tanzania về nước, bằng chuyên cơ của Chủ tịch TQ Tận Cận Bình,  nhân chuyến công du Tanziania hồi tháng 3.2013 của ông.

Đây là thông tin của báo New York Times nêu Cơ quan điều tra môi trường (EIA), một tổ chức bảo vệ môi trường có trụ sở tại London (Anh) ngày 6.11 công bố báo cáo “Điểm bốc hơi: tội hình sự, tham nhũng và sự tàn phá đàn voi Tanzania”.

Đoàn thăm Tanzazia ngoài vợ chồng ông Tập còn có ông Wang Huning, ủy viên ban chấp hành trung ương đảng Cộng sản TQ (CPC) kiêm chủ nhiệm ban nghiên cứu chính sách thuộc trung ương đảng.

Và ông Li Zhanshu, ủy viên ban chấp hành CPC, cùng ông Dương Khiết Trì, ủy viên quốc vụ viện TQ.

Đó là chuyến thăm châu Phi đầu tiên của ông Tập ở vai trò lãnh đạo nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới. Ngoài 3 cán bộ cấp cao trên, còn có những doanh nghiệp muốn tìm quan hệ đôi bên cùng có lợi giữa TQ với Tanzania.

Ngoại giao, quân đội TQ đi buôn lậu
Báo cáo của EIA được tung ra lúc chính phủ TQ đang tỏ ra nghiêm túc bài trừ tham nhũng và tuân thủ luật pháp quốc tế.

EIA tiết lộ: chuyến thăm của ông Tập là cơ hội để đoàn tháp tùng tranh thủ mua lậu nhiều ngà voi, đến nỗi giá mặt hàng này tại địa phương tăng gấp đôi lên 700 USD/kg.

Hai tuần trước chuyến thăm của ông Tập và phu nhân Bành Lệ Viên, người TQ bắt đầu mua hàng ngàn kg ngà voi, sau đó gởi về TQ bằng hành lý ngoại giao trên chuyên cơ chủ tịch TQ Tập Cận Bình, EIA dẫn lời hai nhà buôn.

Hành lý ngoại giao và chuyên cơ quốc gia đều không bị kiểm tra an ninh và hải quan như đối với dân thường đi nước ngoài.

EIA dẫn lời ông Suleiman, một nhà buôn sản phẩm ngà voi ở Dar es Salaam (thủ phủ Tanzania)  rằng ông “phất” lên hẳn khi đoàn đại biểu cấp cao TQ đến Tanzania.

Suleiman nói mà không biết bị ghi hình lén: “Chủ tịch của họ, ông ấy ở đây. Khi ông ấy ở đây. Nhiều kí lô lên máy bay của ông ấy có sự hộ tống đàng hoàng. Họ mua của chúng tôi”.

Báo cáo EIA còn khẳng định, các vụ mua bán tương tự đã được thực hiện trong một chuyến viếng thăm Tanzania trước đây của cựu chủ tịch TQ  Hồ Cẩm Đào.

EIA còn nói nhân viên sứ quán TQ là “khách mua chủ đạo” ít nhất từ năm 2006:

“Tanzania là nguồn ngà voi lớn nhất thế giới, và TQ là nguồn nhập lậu ngà voi lớn nhất thế giới”.

Một “con buôn” TQ giơ đôi đũa bằng ngà voi, nói: “Có giết hết voi châu Phi cũng chẳng đủ để làm món hàng này”.

Việc buôn lậu ngà voi đã bị nghiêm cấm vào năm 1989, theo Công ước thương mại quốc tế về các loài động thực vật hoang dã bị đe dọa (CITES)  mà cả TQ lẫn Tanzania đều tham gia ký kết.

Các cán bộ tháp tùng ông Tập không là những người duy nhất bị cáo buộc buôn lậu ngà voi khỏi Tanzania.

EIA khẳng định các nhà ngoại giao và quân đội TQ cấu kết với quan chức Tanzania tham nhũng và tổ chức tội phạm TQ gởi ngà voi lậu về TQ.

Trong 4 ngày “thăm thiện chí” Tanzania của một tàu hải quân TQ TQ trở về nước (sau khi tham gia tuần tra chống cướp biển ở Vịnh Aden) hồi cuối năm 2013, một nhà  buôn bán ngà voi Tanzania còn khoe đã kiếm được 50.000 USD khi bán hàng cho các sĩ quan và thủy thủ TQ.
“Vớ vẩn, đừng thổi phồng lên”

Cũng trong chuyến thăm này, một “con buôn” TQ tên Yu Bo bị bắt, khi ông ta lái một chiếc xe tải chứa 81 ngà voi (tương đương 40 voi) giấu dưới các bức điêu khắc gỗ, để giao cho hai  sĩ quan trung cấp của hải quân TQ tại cảng Dar es Salaam.

Một nguồn cung “hàng” không hài lòng đã tố cáo Yu với cảnh sát. Một tòa án địa phương hồi tháng 3.2014  tuyên án Yu 20 năm tù giam vì tội buôn lậu ngà voi, bị buộc nộp phạt 5,6 triệu USD.

Yu là “con buôn” duy nhất bị tuyên án trong 8 vụ mua-bán lậu ngà voi tính từ năm 2009, gồm 26, 5 tấn ngà voi Tanzania.
chuyen co chu tich TQ Tap Can Binh cho nga voi mua lau o Tanzania hinh anh 2
Hải quan TQ canh gác ngà voi bị tịch thu 
Nhiều hãng tin đều đưa thông tin về vụ xử án Yu. Nhưng theo New York Times, phản ứng với báo cáo của EIA, cán bộ Meng Xianlin của Bộ Lâm nghiệp TQ và là người phụ trách thực hiện cam kết của Bắc Kinh với CITES, khẳng định những cáo buộc mà EIA đưa ra là “không thể tin được”.

Meng nói chưa bao giờ nghe nói đến “con buôn” Yu, gọi EIA là một “tổ chức láu cá, rất vô trách nhiệm trong việc phao tin đồn, làm mất uy tín TQ mà không có chứng cứ nào”.

Meng còn bảo cáo của EIA là “vớ vẩn”, và “Tôi chưa bao giờ nghe nói chuyện này. Đừng có thổi phồng lên”.

Người phát ngôn Hồng Lỗi của Bộ Ngoại giao TQ nói báo cáo “thất thiệt” tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh ngày 5.11, và thêm rằng TQ “rất không hài lòng”. Ông bảo: “Chúng tôi nêu cao tầm quan trọng của việc bảo vệ thú hoang như voi. Gần đây, liên quan những hoạt động buôn lậu ngà voi, chính phủ TQ đã ban hành nhiều luật và quy định”.
(Còn tiếp)
Mai Hà (theo New York Times)

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP