Để có tập thể và cá nhân thực sự tiêu biểu, theo nguyên tác người đứng đầu cơ quan nên tổ chức bình xét kỹ lưỡng, trên cơ sở các văn bản, quy chế hướng dẫn hiện hành (Nghị định số: 42/2010/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng; Quy chế khen thưởng của UBND tỉnh). Tuy nhiên, trên thực tế cơ quan vẫn có tình trạng không nêu quy chế bình xét và cơ sở bình xét còn hình thức, chiếu lệ; thực hiện không nghiêm các văn bản, quy chế hướng dẫn. Việc áp tiêu chuẩn vào đối tượng cụ thể chưa đúng người, đúng việc dẫn đến tình trạng một số công chức, viên chức an phận với việc sáng đến công sở ngồi chơi xơi nước, tĩa tóc ngứa hay tìm cách tổ chức vui chơi có thưởng, xế chiều mua sắm về nhà…mà thường những người này không làm việc nên không đụng chạm ai, lại khéo ăn, khéo nói, khéo lấy lòng đồng nghiệp nên khi bình xét hàng năm họ vẫn đều đều hoàn thành tốt nhiệm vụ. “Thậm chí họ còn được anh em trong đơn vị bình bầu đề nghị các cấp khen thưởng nữa là đằng khác”. .
Khó tìm lý do để loại công chức, viên chức không hoàn nhiệm vụ ra khỏi bộ máy công quyền….
Nghị định 132/2007 quy định đối tượng tinh giản biên chế là cán bộ, công chức, viên chức chưa đạt trình độ chuẩn theo quy định của vị trí công việc đảm nhận. Nhưng dựa trên cơ sở nào để đánh giá trình độ của cán bộ, công chức lại là vấn đề nan giải. Bằng kinh nghiệm của mình, qua nhiều năm công tác ông Văn Hoá cho biết, hầu hết cán bộ, công chức đều có bằng cấp hẳn hoi nhưng chất lượng bằng cấp đến đâu là điều khó xác định. Còn căn cứ vào điều kiện cán bộ, công chức hai năm liền không hoàn thành nhiệm vụ sẽ bị tinh giản cũng rất nhiêu khê. “Việc đánh giá, phân loại cán bộ, công chức hiện nay chưa làm nghiêm túc. Hầu hết, cán bộ, công chức đều được đánh giá, phân loại xuất sắc và hoàn tốt thành nhiệm vụ ” – ông Văn Hoá thẳng thắn nói ví như cơ quan tôi Trung tâm văn hoá thông tin thể thao huyện có 16 biên chế thế nhưng có 1/3 chiến sỷ thi đua cấp cơ sở, số còn lại dĩ nhiên phải là lao động tiên tiến “ chính sách cào bằng”; ông Văn Hoá cũng nói thêm với cách bình xét như hiện nay thì chỉ khi các cơ quan chức năng vào cuộc điều tra thì mới phát hiện được sai sót trong công tác, quản lý…thì may ra mới tìm được người yếu kém… .
Để việc bình xét thi đua trong phong trào người tốt – việc tốt thật sự dân chủ, công bằng, có tác dụng thiết thực, xin có mấy đề nghị: Quy chế, tiêu chuẩn bình xét thi đua cần được phổ biến sâu rộng từ tỉnh, thành phố đến cơ sở để các ngành, các cấp, các tầng lớp nhân dân nhận thức đầy đủ, làm căn cứ xây dựng chương trình, mục tiêu, kế hoạch đồng thời có cơ sở cho việc theo dõi, giám sát và bình xét phù hợp với tình hình thực tiễn. Trước khi thực hiện bình xét cần tranh thủ ý kiến của các tổ chức, bộ phận, cộng đồng dân cư và cá nhân để mọi người đều có thể tham gia giới thiệu, làm cơ sở giúp cơ quan giới thiệu đúng đối tượng về thi đua khen thưởng để cân nhắc, quyết định. Việc bình xét phải căn cứ tiêu chuẩn làm trọng, không nên cứng nhắc về chỉ tiêu (bởi thực tế có thể không đáp ứng tiêu chuẩn nhưng vẫn được giới thiệu chỉ vì còn chỉ tiêu hoặc đáp ứng được tiêu chuẩn nhưng lại không còn chỉ tiêu). .
Tên nhân vật đã được thay đổi để tránh sự kì thị, trù dập…
H.V.T