Can Lộc

Can Lộc: Hái ra tiền từ nghề nhân giống cho heo…

Độc đáo “nghề”- đáp heo …

Với các trang trại chăn nuôi lợn (heo) lớn thì thường thụ tinh cho lợn nái bằng các biện pháp công nghệ cao, tập trung nhưng với những hộ dân chăn nuôi nhỏ lẽ thì khi phối giống cho lợn nái cần phải nhờ đến các chủ chăn nuôi lợn đực. Và “nghề’ dẫn heo đi phối giống đang là một nghề “hót” với một số chủ ở các làng quê.

Reng, reng, reng … sáng sớm tinh mơ chuông điện thoại gia đình anh Nguyễn Đức  Hoàng (ở xã Quang Lộc, H Can Lộc, Hà Tĩnh) đổ chuông liên hồi. Mắt nhắm mắt mở, anh Sang nhấc điện thoại lên alo. Đầu dây bên kia dọng một người phụ nữ nói với vẻ cầu thị: “chú Sang à ! sáng ni (nay) nhờ chú dẫn heo lên nhà đáp (thụ tinh – PV) cho con lợn nái nhà chị tý nhé…”

hatinh24h 01
“Công việc nuôi heo bán tinh dịch – một nghề hái ra tiền nhưng nhiều khi cũng trắng tay vì heo dịch bệnh…”-

Cúp điện thoại xuống, anh Sang vội vã xuống nhà bếp đưa rỗ trứng vịt ra đập mấy quả vào chảo (nồi) rồi trộn thêm một ít cám bưng ra cho chú lợn đực giống to nhất trong chuồng  ăn. Vỗ vỗ mấy cái vào mông con heo đang ăn rồi anh Hoàng tự đàm thoại (nói) với con lợn đực giống với giọng hí hửng “hôm ni nhất chú rồi đó! Ăn nhanh để ông dẫn đi tán gái…”. Nói  rồi anh Hoàng dắt chiếc xe ba gác (xe bò) ra buộc vào chiếc xe máy Clup50 dựng sẵn ngoài ngõ cũng là lúc con lợn đực giống ăn xong nhảy phắc lên chiếc xe bò đứng im để giữ thăng bằng.

Anh Hoàng nổ máy, kéo con heo đực ra ngoài mương nước chảy xiết rồi dừng lại múc nước tắm sạch sẽ cho con lợn giống rồi chở đến chỗ gia đình chị Thảo (chủ nuôi heo cái) để đáp cho con lợn nái đang rượng đực (động tơ).

Và chỉ mất mất chừng 15 phút, khi con lợn đực thực hiện nhiệm thụ tinh cho con lợn cái thì nó lại nhảy lên chiếc xe bò nằm lặng lẽ để chủ chở về lại chuồng…

Chắc được rồi đấy, chị đưa (trả) cho em 100 ngàn đồng !

Sao lần này lấy cao (nhiều) vậy chú Hoàng ?.

Chị thông cảm.  Xăng lên giá, tiền cám, tiền mua trứng cũng tăng… buộc bọn em không còn cách nào khác… !

Nói rồi, chị Thảo rút trong túi 2 tờ tiền 50 ngàn đưa cho anh Hoàng. Vui vẻ nhận tiền, anh Hoàng nổ máy chở heo về tiếp tục chở con heo đực khác đi phối giống cho các hộ khác.

Thu nhập cao nhưng không dễ nuôi

Việc dẫn nuôi heo đực giống đang là một nghề sinh lời đối với một số chủ hộ nhưng nghề này cũng lên xuống thất thường. Theo anh Hoàng, “nghề” đáp heo này đưa lại cho anh  việc làm và nuôi 4 đứa con ăn học nhưng nghề này cũng có khi biến anh thành con nợ chồng chất. Nuôi lợn đức giống nó khác với nuôi các con vật khác cái rủi ro rất cao. Để có được một con lợn đực giống mang đi thụ tinh cho các con lợn cái khác thì phải bỏ ra một số tiền lớn để chọn được giống lợn tốt. Chế độ dinh dưỡng ăn hàng ngày của lợn đực giống phải khác với lợn bình thường. Quá trình chăm sóc huấn luyện cho lợn hiểu và quen được sự chỉ đạo của con người cũng phải rất công phu. “Nuôi một con lợn đực giống từ khi mới nuôi đến khi đáp (thụ tinh) cho lợn cái được cũng phải mất 6 tháng và phải bỏ trên dưới chục triệu bạc. Nó (lợn) sống suôn sẽ thì vài năm là giàu nhưng gặp phải năm bệnh tật nó chết thì cũng trắng tay, nợ nầm chồng chất…”, anh Hoàng tâm sự.

Trước khi dẫn heo đực đi nhân giống, heo đực được cho ăn nhiều thức ăn chất và tắm rữa sạch sẽ cho heo…

Theo anh Hoàng, những người làm nghề “đáp heo” này cũng phải có kiến thức hiểu biết sâu rộng. Từ cách chọn giống, cách chăm sóc huấn luyện, phòng bệnh cho heo cũng phải có phương pháp. Vậy nên những chủ hộ làm nghề này không có nhiều. Bình quân hai, ba xã trong một huyện mới có một vài hộ nuôi heo để phối giống này.

Heo được ra đồng tắm rữa sạch sẽ rồi lên xe để đi phối giống….

Vậy nên có thể khẳng định rằng  nghề nuôi heo phối giống với những hộ như anh Hoàng dọc các miền quê tuy khó khăn nhưng cũng được gọi là một nghề “hót” có thu nhập cao ở quê.

theo Ngày Nay

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP