Trong đoạn video có cảnh hai con cá rô phi và cá diêu hồng cứng đơ sắp chết được người ta thả vào đó một ít bột màu trắng. Ngay sau đó, con cá như sống lại quẫy đạp mạnh.
Đoạn video đã được chia sẻ chóng mặt trên facebook gây ra tâm lý hoang mang cho người tiêu dùng. Người dân cho rằng đây là một hình thức gian lận thương mại, một cách làm dã man của người bán hàng, có thể gây ngộ độc cho người ăn.
Cá sắp chết bỗng sống lại khỏe mạnh nhờ “bột lạ” |
Theo các chuyên gia hóa học, hiện nay không có một loại hóa chất nào có thể làm sống lại động vật.
Nghi ngờ về loại bột trên, phó giáo sư Trần Hồng Côn – Giảng viên khoa hóa học, trường Đại học Tự nhiên Hà Nội cho biết nếu hình ảnh trên clip có thể bột trên là bột natri peroxit, một hợp chất vô cơ có công thức Na2O3.
Đây là sản phẩm của phản ứng đốt natri với oxi. Nó là một bazơ và chất oxi hoá mạnh. Nó tồn tại trong nhiều dạng hiđrat và peroxihiđrat.
Natri perôxít được dùng để tẩy bột giấy gỗ trong sản xuất giấy và in ấn. Gần đây nó được dùng chủ yếu trong các hoạt động thí nghiệm chuyên môn, ví dụ như tách kim loại khỏi quặng.
Trong video, con cá đang sắp chết do thiếu oxy. Khi thả bột này vào nước, Na2O3 tan trong nước tạo ra một lượng lớn oxy. Oxy xâm nhập vào mang cá khiến cá phản ứng quẫy đạp mạnh nhưng con cá này không thể sống được lâu, chỉ một lát nó có thể chết.
PGS Đặng Hồng Côn giải thích thêm, hiện tượng quẫy lên của con cá thứ nhất là do việc thêm oxy làm cá phấn khích, thứ hai là do nước đột nhiên có độ kiềm tăng vọt làm kích thích các mô hở như mang cá… làm nó phản ứng.
Song chắc chắn chỉ sau một vài phút cá sẽ chết hẳn do độ kiềm của nước quá cao.
Về góc độ an toàn thực phẩm, PGS Côn nhấn mạnh, nếu dùng chất này để tăng nồng độ oxy, thì không vấn đề gì. Tuy nhiên, nếu sử dụng hóa chất công nghiệp trong sản xuất thực phẩm, thì cần xem xét lại.
Na2O3 theo tính chất hóa học sau khi giải phóng oxy ở trong nước nó sẽ tồn tại như một chất kiềm mạnh – NaOH có thể ăn mòn da tay, các cơ quan của cơ thể khi tiếp xúc với nó. Do đó, hóa chất này gây nguy hiểm chứ không có độc tính cao.
Thực phẩm nhiễm kiềm cao rất dễ phân hủy và phân hủy nhanh hơn bình thường, thậm chí nếu nồng độ kiềm cao thì amoniac sẽ được giải phóng ra từ các protein trong thực phẩm gây nên mùi khó chịu.
Nên khả năng chúng ta ăn phải rất ít lượng kiềm cá trong cơ thể của chúng ít, người dùng nó không độc hại.
Theo Trí thức trẻ